Pháp Ngữ

9 hạng người thường đọa Đại Địa Ngục A Tỳ

Phật còn bảo Tăng Hộ, Ngài nói có chín hạng người thường đọa đại địa ngục A Tỳ, ngoài ngũ nghịch còn thêm bốn loại.

Ngoài tội Ngũ Nghịch như trong các kinh đã nói ra, kinh Thập Luân cũng như kinh Địa Tạng này đều có nói bốn tội đọa địa ngục nữa. Phật còn bảo Tăng Hộ, Ngài nói có chín hạng người thường đọa A Tỳ đại địa ngục, ngoài ngũ nghịch còn thêm bốn loại. Thêm bốn loại, thứ nhất là ‘Ăn đồ của Tăng’ (Thực Tăng Vật), ăn đồ của người xuất gia. Chúng tôi nghe xong rất sợ, rất nhiều cư sĩ tại gia đến đạo tràng và ăn đồ của người xuất gia, như vậy thì phải làm sao? May là Tịnh Tông Học Hội và Cư Sĩ Lâm đều là đạo tràng của người tại gia, chúng tôi là người xuất gia đến ăn đồ của người tại gia. Ðây là nói về thập phương thường trụ, cách ăn như thế nào. Ăn với cái tâm trộm cắp, tâm tham, vậy thì sẽ có tội. Nếu bạn đến chùa rồi người chủ trì mời bạn ăn, như vậy thì không có tội. Chư vị đều biết trong tự viện, tòng lâm trước kia có rất nhiều cư sĩ đến cư trú (quải đơn). Nếu chư vị coi những tự viện tòng lâm lớn ở Trung Quốc đại lục có phân ra Nội Viện và Ngoại Viện, Nội Viện là nơi người xuất gia trú, còn Ngoại Viện là nơi cư sĩ ở. Vì chế độ xã hội thời xưa chẳng giống thời nay, hồi xưa là thời đại nông nghiệp, thời gian nhàn rỗi trong xã hội nông nghiệp rất dài, trong thời gian chẳng làm lụng, canh tác, mọi người có thời gian rảnh rỗi, rất nhiều người vào chùa ở cả mấy tháng. Vô chùa làm gì? Nghe kinh, niệm Phật, tham thiền.

Vô chùa để ‘thảo đơn’, tức là xin phép được ‘quải đơn’ (ở lại) trong chùa, chùa sẽ giao một phần công việc cho người này làm, nếu vậy thì ăn trong chùa sẽ không có vấn đề gì cả, như vậy chẳng phải là ăn miễn phí. Phần lớn những người đọc sách (học trò) được giao công việc chép kinh, hồi xưa chẳng có ấn loát, chỉ có thể chép tay. Những người đọc sách đến chùa ở, chùa hoan nghinh bạn, bạn giúp chùa chép kinh thì tạng kinh trong lầu Tàng kinh sẽ phong phú hơn. Vốn chỉ có một bộ kinh, nếu bạn chép một bộ thì sẽ thêm được một bộ, chép hai bộ thì tàng kinh thêm được hai bộ. Do đó công việc của phần đông những người đọc sách quải đơn trong chùa nhất định sẽ là chép kinh. Nếu không phải là chép kinh thì sẽ được phân phối một số công việc nặng nhọc hơn, thí dụ như quét dọn, giúp việc trong nhà bếp, nhà xay giã gạo. Vì thời xưa chúng trụ trong chùa rất nhiều, đời sống cũng khó khăn, trong nhà bếp nấu nướng bằng củi chụm, củi chụm phải có người đốn củi, đốn xong đem về phải chẻ ra, đây là những công việc nặng nhọc. Gạo đều là gạo lứt, gạo gặt về là thóc, phải xay thành gạo, đó là gạo lứt, lại phải giã cho trắng, đều cần nhân công. Do đó xin quải đơn trong chùa hơn phân nửa là phải làm những công việc này. Thế nên đi vào chùa ở thật là phước huệ song tu, như vậy thì không có vấn đề gì cả. Nếu bạn vào chùa ăn không (miễn phí) thì tội này nặng lắm. Chuyện ‘thực Tăng vật’ phải giảng cho rõ, nếu không giảng rõ thì mọi người sẽ sợ và chẳng dám đến chùa nữa.

Thứ hai là ‘Phật vật’, tùy tiện dùng những phẩm vật cúng Phật, tội này rất nặng. Thế nên hết thảy phẩm vật đều cúng Phật, cúng Tăng trước, sau đó chúng ta mới thọ dụng. Thứ ba là ‘giết cha’, thứ tư ‘giết mẹ’, thứ năm ‘giết A La Hán’, thứ sáu ‘phá hòa hợp Tăng’, đây là những tội trong tội Ngũ Nghịch, thứ bảy là ‘phá tỳ-kheo tịnh giới’, xúi giục, sai khiến tỳ-kheo phạm giới sẽ đọa địa ngục A Tỳ. Thứ tám là ‘phạm tịnh hạnh ni’, nếu xâm phạm tỳ-kheo-ni thanh tịnh sẽ phải đọa địa ngục A Tỳ. Thứ chín là ‘làm Nhất Xiển Đề’. Nhất Xiển Đề là Phạn ngữ, nghĩa là người chẳng có thiện căn. Chúng ta thường gọi là trong tâm tràn đầy tà ác, mỗi niệm đều tương ứng với tà tri, tà kiến, mười nghiệp ác, do đó nói họ chẳng có thiện căn. Phật nói chín hạng người này thường thường ở trong địa ngục. Chư vị phải biết sau khi ra khỏi địa ngục, họ còn tập khí ác, cho dù đời trước tu có phước báo nên được thân người, nhưng tập khí này vẫn còn. Dường như họ không làm ác thì rất khó chịu vậy, rất khó sống qua ngày. Ðây là tâm ác, ý ác, lời ác, hành động ác tạo thành một thứ tập quán, như vậy dễ sợ vô cùng. Cho nên thời gian sanh đến cõi người, cõi trời chẳng lâu dài, họ lại tạo tội nghiệp, mất đi thân người rồi thì họ phải vào địa ngục trở lại. Kinh này nói rất tường tận về chuyện này, làm mệt nhọc Ðịa Tạng Bồ Tát, Ngài thật là vô cùng từ bi.

‘Kinh Chánh Pháp Niệm’ nói cái khổ ở địa ngục A Tỳ vượt trội gấp mười ngàn lần địa ngục lớn. Trong kinh chúng ta thường nói đến tám địa ngục lạnh, tám địa ngục nóng, mười tám tầng địa ngục, so ra thì cái khổ ở địa ngục A Tỳ, địa ngục Vô Gián vượt hơn không phải chỉ cả ngàn lần thôi đâu. Thọ mạng ngắn thì là một kiếp, nói cho chư vị biết, một kiếp này là đại kiếp chứ không phải tiểu kiếp. Tạo những nghiệp nhân địa ngục rất dễ dàng, sau khi đọa địa ngục muốn thoát ra quá khó, quá khó! Thế nên chúng ta phải hiểu, phải rõ ràng, phải ghi nhớ những nghiệp nhân quả báo này, những chuyện này muôn vàn không nên làm, tuyệt chẳng nên tham một chút lợi lộc trước mắt mà tạo ra những tội nặng như vậy.

Ðọc ‘kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện’ nâng cao cảnh giác của mình, cảnh giác cao độ. Do đó nói thật ra phải thường đọc kinh này, chúng ta phải đọc như đọc Giới kinh. Giới kinh: Nửa tháng phải tụng giới, mỗi nửa tháng phải niệm một lần. Căn tánh người hiện nay chẳng giống với người thời xưa, nửa tháng chẳng còn hiệu quả nữa, một ngày ấm mười ngày lạnh. Thế nên tôi yêu cầu các đồng tu niệm Phật, mỗi ngày sau khi tụng kinh buổi tối xong, phải đọc Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, Văn Xương Ðế Quân Âm Chất Văn một lần, gộp nó chung vào khóa tối. Số chữ trong hai bài này không nhiều, gộp hai bài lại cỡ chừng hai ngàn chữ, không nhiều lắm. Ðọc nó coi như đọc Giới Luật, mỗi ngày đều tự nhắc nhở mình, từng giờ từng phút phản tỉnh thì mới giữ cho thân người khỏi đọa ác đạo.

Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
Trích trong: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký tập 16

Bài viết liên quan

Trong trời đất có thiên thần, có quỷ thần

Thiện Quang

Chúng sanh là vô lượng vô biên, tận hư không khắp pháp giới

Thiện Quang

Người trí tuệ đem phước báo cả đời tu được hưởng vào lúc nào?

Thiện Quang

Chúng ta nhờ vào cái gì được Phật lực gia trì?

Thiện Quang

Núi Tu Di ở đâu theo quan điểm đạo Phật?

Thiện Quang

Ngày nay rất đông chúng sanh tạo tội nghiệp ba đường ác

Thiện Quang

Phật pháp tạng là gì? Làm sao có thể vào Phật pháp tạng?

Thiện Quang

Kinh Vô Lượng Thọ là pháp thành Phật

Thiện Quang

Trì Giới là như thế nào?

Thiện Quang

Leave a Comment