Ba thứ của Bồ Đề Tâm
Tịnh Độ Đại Kinh

Ba thứ của Bồ Đề Tâm

Nếu có chúng sanh nguyện sanh về cõi ấy, phát ra ba thứ tâm sẽ liền vãng sanh. Đây là phát Bồ Đề tâm, vì sao Bồ Đề tâm lại có ba thứ?

…“Nhược hữu chúng sanh nguyện sanh bỉ quốc, phát tam chủng tâm, tức tiện vãng sanh” (Nếu có chúng sanh nguyện sanh về cõi ấy, phát ra ba thứ tâm sẽ liền vãng sanh). Đây là phát Bồ Đề tâm, vì sao Bồ Đề tâm lại có ba thứ?

Trong giáo pháp Đại Thừa thường nói tới nhất tâm, ba tâm ở đâu ra? Ba tâm là nhất tâm, nhất tâm là tam tâm, Phật pháp nói tới Thể, Tướng, Dụng. Ở đây, nói tới “tam tâm” tức là có Thể và Dụng, Dụng được chia thành hai: Tự Thụ Dụng và Tha Thụ Dụng. Ta dùng tâm gì để đối đãi chính mình, dùng tâm gì để đối xử với người.

Quán Kinh dạy: “Nhất giả chí thành tâm, nhị giả thâm tâm, tam giả hồi hướng phát nguyện tâm. Cụ tam tâm giả, tất sanh bỉ quốc” (một là chí thành tâm, hai là thâm tâm, ba là hồi hướng phát nguyện tâm; trọn đủ ba tâm ấy, ắt sanh về cõi kia).

Quý vị thấy ở đây, Thể của Bồ Đề tâm là chí thành tâm. Thành (誠) là gì? Giảng chữ này như thế nào? Trong bút ký đọc sách, tiên sinh Tăng Quốc Phiên đã định nghĩa rất hay, tương ứng với Giáo pháp Đại Thừa, ông ta nói: “Nhất niệm bất sanh, thị vị Thành” (Một niệm chẳng sanh thì gọi là Thành). Khởi tâm động niệm sẽ chẳng có Thành! Không khởi tâm, không động niệm, tâm ấy là thành tâm, chí thành là Thành đến tột bậc.

Tiên sinh Tăng Quốc Phiên cũng là một người học Phật, tôi nghĩ định nghĩa của ông ta dựa theo những điều được nói trong kinh Đại Thừa. Ai có chí thành tâm? Thưa quý vị, Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo.

Trong mười pháp giới không có, chúng ta biết giai tầng cao nhất trong mười pháp giới là Phật, tứ thánh trong mười pháp giới là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, và Phật, nhưng vị Phật ấy vẫn dùng A Lại Da.

A Lại Da là gì? A Lại Da là khởi tâm động niệm. Ngài không có phân biệt và chấp trước, nhưng có khởi tâm động niệm; vì thế, Ngài là vọng tâm, chưa phải là chân tâm. Hễ phát tâm này, thưa quý vị, quý vị là Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo, quý vị bèn thành Phật, chân tâm mà!

Dùng chân tâm là Phật, dùng vọng tâm là mười pháp giới. Tứ thánh pháp giới trong mười pháp giới dùng vọng tâm chánh đáng, vì luôn luôn tiếp nhận giáo huấn của Phật, Bồ Tát, luôn y giáo tu hành, nên sử dụng vọng tâm chánh đáng.

Lục đạo dùng vọng tâm tà vạy, chẳng chánh; Kiến Tư phiền não trong lục đạo chướng ngại họ. Vì vậy, trong tứ thánh có phân biệt, nhưng không có chấp trước, có Trần Sa phiền não, nhưng không có Kiến Tư phiền não, thoát ly lục đạo luân hồi. Chí thành tâm chẳng dễ dàng!…

Trích trong:
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 25
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Địa điểm: Hương Cảng Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

Bài viết liên quan

Niệm Phật có thể trị bệnh, khi lâm chung có thể vãng sanh

Thiện Quang

Chẳng ngoài một niệm, mau chóng chứng Bồ Đề

Thiện Quang

Đức Phật nói Ngài không thuyết pháp, phải hiểu thế nào?

Thiện Quang

Công đức niệm Phật chẳng thể nghĩ bàn

Thiện Quang

Niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật

Thiện Quang

Nếu hiểu Thật Tướng tức là ngộ lý Đại Thừa

Thiện Quang

Trong đời Mạt Pháp sóng ác ngập trời, lửa độc trọn khắp

Thiện Quang

Thế giới Cực Lạc phổ độ chúng sanh trọn khắp pháp giới hư không giới

Thiện Quang

Pháp môn niệm Phật gọi là pháp khó tin

Thiện Quang

Leave a Comment