Chiếm giữ tài sản phi nghĩa phải chịu tai họa rất lớn
Cảm Ứng Thiên

Chiếm giữ tài sản phi nghĩa phải chịu tai họa rất lớn

Kẻ chiếm giữ tài sản phi nghĩa, thí như dùng thịt nhiễm độc để cứu đói, dùng rượu ngâm lông chim Trấm để khỏi khát, không những chẳng thể tạm no mà còn phải chết.

Các vị đồng học, xin mời mở Cảm Ứng Thiên ra đoạn thứ 121: “Thủ phi nghĩa chi tài giả, thí như lậu bô cứu cơ, chậm tửu chỉ hạt. Phi bất tạm bão, tử diệc cập chi.” (Kẻ chiếm giữ tài sản phi nghĩa, thí như dùng thịt nhiễm độc để cứu đói, dùng rượu ngâm lông chim Trấm để khỏi khát, không những chẳng thể tạm no mà còn phải chết.)

Trong chú giải vừa mở đầu đã nói với chúng ta: “Đoạn này lại nói rõ sự tai hại do tham lợi. Do cái tâm ham lợi của người đời nặng nề, cho nên Thái Thượng Ngài chẳng kiêng nể dùng lời lẽ nặng nề, nhắc đi nhắc lại. Đức Thái Thượng lòng đau đáu, căn dặn nhiều lượt, tấm lòng tha thiết ấy đã đạt tới tột bậc”.

Những lời nói này vô cùng khẩn thiết, từng câu chân thật. Giáo huấn của Thánh Hiền nhân, không ngại sự lặp lại. Không giống như văn học của thế gian, văn học xem trọng ở thẩm mỹ, tránh sự nhắc lại.

Người Trung Quốc thời xưa yêu cầu đơn giản rõ ràng, thế nhưng Phật Bồ-tát là khuyến hóa chúng sanh, tập khí của chúng sanh vô cùng nặng, nhất định không thể dùng mấy câu nói, hay nói mấy lượt là có thể khiến cho họ quay đầu. Cho nên các Ngài tận lực khô hơi rát họng, không ngại nhắc lại căn dặn nhiều lần.

Chúng ta nhìn thấy trong rất nhiều kinh Phật, trong một bộ Kinh Đại Bát Nhã mà hai câu “vô sở hữu” và “bất khả đắc” lặp lại mấy ngàn lần, khiến cho người đọc có ấn tượng sâu sắc.

Tuy rằng Kinh Kim Cang không dài, chỉ có hơn năm ngàn chữ thế nhưng câu “thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói” đã lặp lại mấy mươi lần. Phàm là khai thị quan trọng thì Phật Bồ-tát luôn luôn không ngại nhắc đi nhắc lại.

Tác phẩm Cảm Ứng Thiên này là do người Trung Quốc viết ra, những chỗ lặp lại không nhiều, không giống như kinh giáo của nhà Phật. Thế nhưng khi nói đến sự quan trọng của nghiệp nhân quả báo của “sát, đạo, dâm, vọng” thì vẫn nhắc lại vài lần. Ý nghĩa này, chúng ta cần phải thể hội một cách sâu sắc.

Đặc biệt đối người trong xã hội hiện đại này, họ mê quá lâu rồi, sức mạnh mê hoặc của xã hội quá mạnh, nếu không phải là ngày ngày nhắc đi nhắc lại thì người không bị mê hoặc, không bị đọa lạc trong xã hội này nhất định là người tái lai, nhất định không phải là phàm phu. Phàm phu nhất định không làm được như vậy.

Tôi nghe một số đồng tu nói với tôi, ở Trung Quốc có rất nhiều Pháp sư trẻ tuổi có tài, có chí hướng học tập giảng kinh, phát nguyện hoằng pháp lợi sanh. Họ rất khó khăn mới có cơ hội đến Hồng Kông hay đi ra nước ngoài để học tập, thế nhưng chẳng bao lâu sau, nghe nói họ hoàn tục rồi, họ thối lui đọa lạc rồi. Nguyên nhân do đâu? Là do không kháng cự được sự mê hoặc của danh lợi bên ngoài, không kháng cự được sự mê hoặc của ngũ dục lục trần.

Điều này thể hiện đầy đủ điều mà Phật pháp nói: Thời kỳ mạt pháp, pháp nhược ma cường. Thế nào là pháp nhược? Là năng lực học tập, tu dưỡng đối với Phật pháp của chúng ta quá yếu. Thế nào là ma cường? Là sức mạnh mê hoặc bên ngoài quá lớn, đây chính là ma cường. Phát tâm tốt như vậy nhưng không kháng cự được sự dụ hoặc, điều này từ xưa đến nay không có ngoại lệ.

Xã hội thời xưa nhân tâm thuần phác, cũng có sức mạnh mê hoặc nhưng không lớn mạnh như hiện nay, người hơi có chút đạo tâm vẫn có thể giữ vững được ở trong hoàn cảnh đó. Bạn xem Tổ Sư Đại Đức xây dựng đạo tràng bồi dưỡng nhân tài vẫn phải đặt trong núi sâu, cắt đứt với thành thị và nông thôn.

Chúng ta có thể tưởng tượng được sự khổ tâm của các Ngài. Sống ở trong núi sâu thì phương diện cung ứng vật chất đều không thuận tiện, đều phải cần nhân công vận chuyển. Đây là vì điều gì? Chúng ta hiện tại hiểu ra rồi, là cố gắng hết sức giảm thiểu ngoại duyên cho người sơ học, giảm thiểu sự dụ hoặc ở bên ngoài để khiến cho tâm của họ được định.

Đến sau khi thật sự hiểu rõ thông đạt đối với nhân quả, sự lý của vũ trụ nhân sanh, có thể chịu đựng được sự khảo nghiệm, lúc này mới cho họ xuống núi, gánh vác sứ mạng giáo hóa chúng sanh. Nếu không có năng lực này, không có trí huệ này thì nhất định không thể rời khỏi chùa, nhất định không thể xa rời lão sư. Đây là đại ân đại đức của lão sư cùng với các bạn học trong đạo tràng đã cho chúng ta tăng thượng duyên tu học thù thắng nhất.

Thời xưa có thể như thế, nhưng hiện nay khó rồi, hiện nay khó ở chỗ nào? Phong khí xã hội thay đổi rồi, trào lưu thay đổi rồi, ngày nay toàn thế giới đều ưa chuộng mở cửa tự do dân chủ. Trong Phật pháp có nói mở cửa tự do dân chủ hay không? Xin nói với các bạn là có nói.

Đến khi nào nói mở cửa tự do dân chủ vậy? Là sau khi minh tâm kiến tánh. Cho nên thế giới Hoa Tạng, thế giới Cực Lạc, Nhất Chân pháp giới là mở cửa, là tự do, một mảy may hạn chế cũng không có. Thế nhưng dạy học trong thập pháp giới, trong lục đạo thì không được, vì những chúng sanh này chưa giác ngộ, nên cần phải nghiêm túc quản lí giáo dục, không nghe quản giáo nhất định không thể thành tựu….

Trích đoạn trong:
THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN
Người giảng: Lão Hòa Thượng – Pháp Sư Tịnh Không
Tập 126

Bài viết liên quan

Tại sao ngày nay chúng ta tu hành không thể thành tựu?

Thiện Quang

Bố thí cúng dường thế nào để được lợi ích viên mãn?

Thiện Quang

Tự mình làm ác đa đoan mà vẫn cho là chánh pháp

Thiện Quang

Muốn thành tựu đạo nghiệp phải bắt đầu từ đâu?

Thiện Quang

Thiện có thật giả: Thế nào là thiện, thế nào là ác?

Thiện Quang

Chấp Ngã là cội nguồn của mọi ác

Thiện Quang

Buông xuống là chân công phu, nhìn thấu là chân trí huệ

Thiện Quang

Không chịu buông xả chính là tích lũy tội nghiệp

Thiện Quang

Sống chết không đáng sợ

Thiện Quang

Leave a Comment