Nguyện thứ 28: Nguyện nước không có tên Bất thiện
Nguyện thứ 28, tên bất thiện mà còn không nghe đến, đương nhiên việc bất thiện, quả báo của bất thiện chắc chắn không có. Những gì là bất thiện?
Kinh văn: Ngã tác Phật thời, quốc trung vô bất thiện danh, sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, giai đồng nhất tâm, trụ ư định tụ.
Dịch: Khi con thành Phật, nước con không có tên ba đường ác. Chúng sanh sanh vào nước con đều nhất tâm trụ vào chánh định.
Đây là đoạn thứ tám của bổn nguyện A Di Đà Phật, “sanh hoạch pháp ích”, nói rõ vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc có được lợi ích. Đoạn thứ bảy phía trước, từ nguyện thứ mười tám mãi đến nguyện thứ hai mươi bảy, tổng cộng có mười nguyện, vì chúng ta nói rõ nghe danh đạt được công đức lợi ích thù thắng. Đoạn lớn này đã giải thích qua với các vị rồi, hôm nay chúng ta xem tiếp.
Vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc lợi ích thù thắng không gì bằng. Hướng xuống phía sau có chín nguyện. Thứ nhất chính là nguyện thứ hai mươi tám: “Ngã tác Phật thời, quốc trung vô bất thiện danh”. Tên bất thiện mà còn không nghe đến, đương nhiên việc bất thiện, quả báo của bất thiện chắc chắn không có.
Những gì là bất thiện? Ở thế gian này của chúng ta, những việc bất thiện thì quá nhiều quá nhiều. Mỗi ngày trên báo chí truyền thanh, chúng ta đã xem thấy những tai nạn quá nhiều, đây là quả báo bất thiện. Quả báo bất thiện vì sao mà có? Đồng tu học Phật chúng ta thường hay đọc Kinh, Thế Tôn nói với chúng ta là do nghiệp bất thiện mà chiêu cảm ra. Những chỗ này chúng ta phải đặc biệt lưu ý.
Nghiệp nhân quả báo là chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Tôi nói chúng sanh, không nói nhân sanh. Nếu như nói nhân sanh, ở trong mười pháp giới chỉ có pháp giới người, còn nếu nói chúng sanh thì bao gồm cả mười pháp giới. Trồng nhân thiện thì được quả thiện. Đây là chân lý, là chân tướng sự thật.
Quả báo Thế giới Tây Phương Cực Lạc thật thù thắng, trong tất cả cõi nước chư Phật đều không thể so sánh. Nguyên nhân ở trong đây, chúng ta cũng đã xem thấy rất nhiều ở trên Kinh. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là cõi nước mới hình thành, A Di Đà Phật thành Phật đến nay mới chỉ có mười kiếp. Do đây có thể biết, các cõi nước chư Phật khác đều trải qua vô lượng kiếp.
Thế giới Cực Lạc là thế giới mới hình thành, do nguyện lực của A Di Đà Phật mà thành tựu. Các cõi nước chư Phật thông thường mà nói, là do nghiệp lực của chúng sanh cùng nguyện lực của Phật mà thành tựu. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là do nguyện lực của A Di Đà Phật mà thành tựu, vì vậy tất cả chúng sanh mười phương thế giới này cùng nguyện lực A Di Đà Phật tương ưng thì mới có thể vãng sanh. Cho nên, điều kiện vãng sanh của Thế giới Tây Phương Cực Lạc, ở trên Kinh này Thế Tôn rõ ràng nói với chúng ta là “phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm”.
Tổ sư Đại đức nhiều đời căn cứ Kinh giáo nói với chúng ta: “Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”. Câu này cùng trên Kinh nói “phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm” là một ý nghĩa. Do đây có thể biết, điều kiện vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc chính là tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh cảm ra cõi nước Phật. Niệm Phật, nếu như tâm không thanh tịnh thì không thể vãng sanh, cho nên người niệm Phật nhiều, người vãng sanh ít. Điều này chúng ta phải ghi nhớ.
Vạn nhất không nên hiểu sai ý nghĩa mà trên Kinh Phật nói. Tương lai không có được loại quả báo thù thắng này, vạn nhất không nên hiểu lầm Thích Ca Mâu Ni Phật, “A Di Đà Phật gạt tôi. Tôi ngày ngày niệm Phật, đến sau cùng tại vì sao vẫn không thể vãng sanh?”. Bởi vì bạn không hiểu rõ ý nghĩa chân thật của niệm Phật, bạn hiểu sai ý nghĩa của Phật, hiểu lầm ý của Phật, cho nên chỉ có thể trách chính mình, không thể trách người khác.
Phật ở trong tất cả Kinh luận Đại Thừa thường hay khuyên bảo chúng ta phải “thâm giải nghĩa thú”, có thể thấy được chúng ta đọc tụng Kinh Phật là giai đoạn thứ nhất. Giai đoạn thứ nhất là nhớ thuộc Kinh văn, là tu tâm thanh tịnh. Chúng ta trong lúc giảng giải đã nói qua nhiều lần, đọc Kinh là Giới-Định-Huệ tam học một lần hoàn thành. Sau khi đã đọc thuộc Kinh, giai đoạn thứ hai là cầu giải. Không những phải cầu giải, Phật dạy chúng ta phải thâm giải, giải không được sâu thì không được, phải giải được sâu.
“Thâm giải nghĩa thú”, “nghĩa” là đạo lý trong Kinh đã nói, “thú” là phương hướng, hướng đi mà trên Kinh đã nói. Thông thường người học Phật chúng ta có thể đọc tụng không tệ, nhưng thâm giải nghĩa thú thì chưa làm được. Chúng ta đọc tụng, niệm Phật có được chỗ tốt hay không? Có chỗ tốt, không thể nói không có chỗ tốt, thế nhưng vãng sanh không thể nắm được phần. Cũng có người vãng sanh, nguyên nhân này do đâu?
Đó là trong đời quá khứ, thiện căn, phước đức, nhân duyên chín muồi, ngay đời này tuy có đọc tụng, niệm Phật, không hiểu được nghĩa, họ cũng có thể vãng sanh. Đây là được nhờ vào thiện căn, phước đức của đời quá khứ, chúng ta phải rõ ràng. Do đó, tuy không hiểu được nghĩa, nhưng họ cũng có thể chuyên tâm đọc tụng, nhất tâm trì danh, họ đạt được tâm thanh tịnh. Cho nên, không luận làm thế nào vãng sanh, đều là tâm thanh tịnh.
Nếu như tâm của chúng ta không thanh tịnh, vì sao không thanh tịnh? Vọng tưởng vẫn còn nhiều, phân biệt chấp trước vẫn còn nhiều, khởi tâm động niệm vẫn cứ là tự tư tự lợi, vẫn cứ không thể lìa khỏi danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần, vậy phải làm sao? Vậy nếu nghe lời Phật mà nói, “thâm giải nghĩa thú”, đối với những đạo lý ở trong Kinh Phật đã nói, bạn giải được sâu, giải được thấu triệt, tự nhiên liền buông xả; đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chính mình buông xả, buông xả thì có thể vãng sanh. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này.
Chúng ta buông xả cái gì? Trên Kinh nói “buông xả tất cả bất thiện” thì thiện căn, phước đức của chúng ta liền đầy đủ, liền đạt đến tiêu chuẩn yêu cầu vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Tịnh Tông, các vị đều biết “đới nghiệp vãng sanh”. Buông xả tất cả bất thiện, đây chẳng phải là đới nghiệp hay sao? Xin nói với các vị vẫn là đới nghiệp. Bạn buông xả tất cả bất thiện đây là duyên. Bạn mang đi cái gì? Mang đi tất cả chủng tử tập khí bất thiện. Chủng tử vẫn còn, bạn không đem nó tiêu trừ, cho nên vẫn là thuộc về đới nghiệp vãng sanh. Ý này chính là nói rõ, đới nghiệp là có thể mang chủng tử tập khí, quyết không mang nghiệp hiện hành. Mọi người vạn nhất không nên hiểu sai.
Hiện tại ta vẫn tạo tất cả nghiệp bất thiện, cái này thì không thể mang đi, cái này chắc chắn là chướng ngại. Tuy là có ác nghiệp, có những chủng tử tập khí của nghiệp bất thiện, nhưng chủng tử tập khí đó không phát tác, không khởi tác dụng, cái này có thể mang đi. Nếu chủng tử tập khí thường hay phát tác, phát tác gọi là hiện hành, đó là chướng ngại của bạn vãng sanh.
Cho nên, mọi người phải đặc biệt chú ý đến ý nghĩa chân thật của hai chữ “tu hành” này. “Tu” là cải sửa, là chỉnh lý. “Hành” là hành vi sai lầm, hành vi bất thiện. Việc này nhà Phật gọi là hiện hành, phải đem cái này tu sửa lại, chúng ta niệm Phật mới có thể vãng sanh. Việc này phải tu bằng cách nào? Tôi nghĩ các đồng tu chúng ta đều rất là quan tâm….
Trích đoạn trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Hòa Thượng – Pháp Sư Tịnh Không
Tập 151