Pháp Ngữ

Tạo 10 ác nghiệp thì bạn phải nỗ lực cầu sám hối

Nếu như chúng ta thường tạo 10 ác nghiệp, thân ngữ ý ba nghiệp không ác nào không tạo, vậy thì bạn phải nỗ lực cầu sám hối.

Mười loại tâm lý tùy thuận sanh tử luân hồi của chúng sanh:

Thứ tư, nếu như chúng ta có tội nghiệp này, thân-ngữ-ý ba nghiệp không ác nào không tạo, cũng chính là thường nói tạo 10 ác nghiệp. Thân tạo ra sát-đạo-dâm; miệng vọng ngữ, hai lưỡi, ác khẩu, thêu dệt, trong tâm có tham-sân-si-mạn, vậy thì bạn phải nỗ lực cầu sám hối. Việc sám hối này là phải phát lồ sám hối.

Chúng ta không có dũng khí ở trong đại chúng đông đảo phát lồ sám hối, thì chí ít phải ở trước mặt Phật Bồ Tát phát lồ sám hối.

Có một số người ở trước mặt Phật Bồ Tát thầm lặng mà sám hối, chúng ta xem thấy miệng của họ đang động đậy, một câu cũng không nghe được, e rằng Phật Bồ Tát cũng không nghe thấy.

Phật dạy chúng ta phát lồ sám hối, phát lồ sám hối là phải nói ra, không nên che giấu. Do đây có thể biết, loại sám hối này là rất muốn sám hối, nhưng lại còn ngượng ngùng, lại còn bị xấu hổ, vậy thì nghiệp chướng này không thể sám trừ.

Cho nên nói, ở trước mặt Phật Bồ Tát mà bạn còn không chịu phát lồ, còn không chịu lớn tiếng nói ra, có thể thấy được ý nguyện của bạn không chân thành. Người chân thật thì không những ở trước mặt Phật Bồ Tát phát lồ sám hối, mà trước mặt thiện tri thức thông thường đều phải nên phát lồ sám hối.

Thứ năm, Phật nói, tuy bạn tạo ra những việc ác này không nhiều, thế nhưng tâm ác của bạn trùm khắp, bạn không thể làm ác đó là duyên chưa chín muồi, nếu như duyên chín muồi thì việc ác của bạn cũng trùm khắp.

Thực tế ra mà nói, tạo ác cũng phải có phước báo, không có phước báo thì chỉ có thể làm được việc ác nhỏ, không thể làm được việc ác lớn. Người phước báo lớn mới có thể làm được đại ác, họ có thể tùy theo tâm mình muốn, muốn làm gì thì làm.

Thông thường người không có phước báo muốn làm đại ác cũng không làm được, chỉ có thể làm được chút ác nhỏ. Tuy là ác nhỏ, nhưng tâm ác của họ có thể không nhỏ, việc này cần phải nên biết.

Thứ sáu là ý niệm làm ác ngày đêm tiếp nối không ngừng nghỉ, vậy thì không tốt. Cho nên ban ngày tạo ác, buổi tối nằm mộng vẫn là đang tạo ác, vẫn đang làm việc sai, nên gọi là “ngày nghĩ việc gì, đêm mộng làm việc đó”, bạn nói xem có đáng sợ không?

Trên kinh Phật nói những sự việc này, thực tế mà nói đều là hiện tượng ác hạnh thông thường của chúng ta hiện tại. Phật nói ra một chút cũng không sai, một chút cũng không quá đáng.

Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 16

Bài viết liên quan

Một người đời đời kiếp kiếp ở trong vòng nhân quả báo ứng

Thiện Quang

Danh hiệu Ứng Cúng có ý nghĩa là gì?

Thiện Quang

Thâm tín nhân quả: Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả

Thiện Quang

Vì sao công phu của bạn cả đời không đắc lực?

Thiện Quang

Bạn gieo nhân thiện thì quả báo của bạn sẽ thù thắng

Thiện Quang

Kiết hung họa phước là do tự mình định đoạt

Thiện Quang

5 khóa mục quan trọng trong việc tu học Tịnh Độ

Thiện Quang

10 đại nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền

Thiện Quang

Làm thế nào để tiếp nối huệ mạng của Phật?

Thiện Quang

Leave a Comment