Thần Chú Phổ Hiền Bồ Tát tiếng Phạn và tiếng Việt
Pháp Ngữ

Thần Chú Phổ Hiền Bồ Tát tiếng Phạn và tiếng Việt

Thần Chú Phổ Hiền Bồ Tát là thần chú thiêng liêng thể hiện khát vọng mạnh mẽ trên con đường tỉnh thức với mong muốn hiểu rõ bản chất của mọi sự.

1. Phổ Hiền Bồ Tát

Ngài được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo (tứ đại Bồ tát là Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Phổ Hiền). Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

Nếu như Bồ tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật.

Các ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Mật Tông xưng tụng Bồ tát Phổ Hiền là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa.

Khi Đức Phổ Hiền chưa xuất gia học đạo, Ngài làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng-đà-nô. Danh hiệu Phổ Hiền xuất hiện trước tiên trong kinh Mạn Ðà La Bồ Tát, về sau xuất hiện ở nhiều kinh khác như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa nên trở thành phổ biến.

Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho Lý, Ðịnh, Hành; cỡi voi trắng 6 ngà, hầu bên tay phải của đức Như Lai. Voi trắng tượng trưng cho trí tuệ vượt chướng ngại, 6 ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu căn (6 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ 28 – Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát – ngài Phổ Hiền có nguyện với Phật về 500 năm sau có ai thọ trì Kinh Pháp Hoa, ngài sẽ cỡi voi trắng đến hộ trì, không cho ma, quỷ đến não hại.

Ngài dạy rằng nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu ngài; thấy và chạm đến thân ngài; hay nằm mộng thấy ngài; hoặc tưởng niệm đến ngài trong một ngày đêm hay nhiều hơn thì không còn thối chuyển. Chúng sinh nào nghe thấy thân ngài thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh.

Tại Việt Nam, hằng năm tín đồ Phật Giáo cử hành lễ vía ngài đản sanh vào ngày 21 tháng hai âm lịch và lễ vía ngài thành đạo vào ngày 23 tháng tư âm lịch.

2. Thần chú Phổ Hiền Bồ tát

Thần chú của Bồ tát Phổ Hiền là thần chú thiêng liêng của vị Phật nguyên thủy. Nó thể hiện khát vọng mạnh mẽ trên con đường tỉnh thức với mong muốn hiểu rõ bản chất của mọi sự.

Thần chú này diễn tả những hình thức khác nhau trong đó nhận thức ban đầu xuất hiện và giúp chúng ta nhận ra rằng, sự hiểu biết của chúng ta bị che mờ bởi các đám mây khiến cho mọi thứ xuất hiện khác với thực tế.

Một số trường phái Mật Tông Tây Tạng với các nghi thức bí truyền cầu nguyện Phổ Hiền Bồ tát để đạt giác ngộ trong trạng thái Pháp giới (dharmadhatu).

Phiên bản ngắn: Samaya Sapayo

Phiên bản tiếng Phạn:

adaṇḍe daṇḍapati daṇḍa-āvartani daṇḍa-kušale daṇḍa-sudhāri
sudhārapati buddhapaśyane sarvadhāraṇi
āvartani saṁvartani saṅgha-parīkṣite saṅgha-nirghātani
dharma-parīkṣite sarva-sattva ruta kauśalyā-nugate
siṁha-vikrīḍite anuvarte vartani vartāli svāhā

Phiên bản tiếng Việt:

A đàn địa, đàn đà bà địa, đàn đà bà đế, đàn đà cưu xá lệ, đàn đà tu đà lệ, tu đà lệ,
tu đà la bà để, phật đà ba thiên nỉ, tát bà đà la ni, a bà đa ni, tát bà bà sa,
a bà đa ni, tu a bà đa ni, tăng già bà lý xoa ni, tăng già niết già đà ni, a tăng kì,
tăng già ba già địa, đế lệ a nọa tăng già đâu lược, a la đế bà la đế, tát bà tăng già tam ma địa già lan địa,
tát bà đạt ma tu ba lợi sát đế, tát bà tát đỏa, a nậu lâu đà kiều xá lược, a (Nậu) già địa, tân a tỳ cát lợi địa đế.

Tâm Hướng Phật!

Bài viết liên quan

8 tướng thành đạo của Phật (6 tướng đầu)

Thiện Quang

Thế giới Tây Phương Cực Lạc thù thắng không gì bằng

Thiện Quang

Sinh mạng là vĩnh hằng, không phải chết rồi là xong

Thiện Quang

Phật Bồ Tát thị hiện ở thế gian để làm gì?

Thiện Quang

Một mảy may bất thiện cũng không được phép xen tạp

Thiện Quang

7 loại pháp cúng dường của Bồ Tát Phổ Hiền

Thiện Quang

Phương pháp tu không già, không bệnh, không chết

Thiện Quang

Ý nghĩa của danh xưng Sa môn

Thiện Quang

5 trọng tội đọa địa ngục Cực Vô Gián, Đại A Tỳ

Thiện Quang

Leave a Comment