Thế nào gọi là thật tướng?

Thế nào gọi là thật tướng? Phi tất diệt trừ chư tướng, câu này rất quan trọng, chẳng phải tận diệt tất cả tướng, không phải ý này. Cái tức tướng nhi vô tướng dã, đây mới gọi là thật sự khế nhập thật tướng.

… Dưới đây trích dẫn một đoạn trong Di Đà Sớ Sao, đoạn này do Liên Trì Đại sư dạy; “thật tướng vân giả”. Thế nào gọi là thật tướng? “phi tất diệt trừ chư tướng”, câu này rất quan trọng, chẳng phải tận diệt tất cả tướng, không phải ý này. “cái tức tướng nhi vô tướng dã”, đây mới gọi là thật sự khế nhập thật tướng, vấn đề này không dễ hiểu đâu.

Chúng ta đang trong quá trình học tập, thường dùng màn hình của Ti vi để làm ví dụ, vì sao lại lấy ví dụ này, ngày nay nhà nào cũng có Ti vi, trong cuộc sống, mỗi ngày chắn chắn có bạn xem Ti vi, hơn nữa thời gian xem Ti vi rất nhiều, cho nên Ti vi đã biến thành một bộ phận quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn.

Bạn phải biết xem, biết xem thì sẽ thành Phật, chỉ sợ bạn không biết xem, chúng ta lấy màn hình của Ti vi, dụ cho năng sanh năng hiện của tự tánh. Vì sao vậy? Vì nó vĩnh hằng bất biến, những thứ hiện ra trên màn hình, chính là năng sanh vạn pháp, có đúng không nào? Vạn pháp này thiên biến vạn hóa, tần số chúng ta không mở ra mà đóng lại, tắt nguồn điện, đó chính là bản lai diện mục của nó, thanh tịnh, không nhiễm mảy vi trần.

Kênh được mở ra, sắc tướng lập tức xuất hiện, đó chính là Thập pháp giới y chánh trang nghiêm, làm cách nào nó hiện tiền được, nó nương và màn hình mà hiện, nếu không có màn hình, thì nó không thể xuất hiện được. Màn hình là thật, nó bất sanh bất diệt, nó không có gì hết, nhưng sắc tướng hiện ra thì cái gì cũng có. Sát na sát na sanh diệt, tuy những thứ hiện ra là có, nhưng nó sát na sanh diệt, thường thức này mọi người đều hiểu, cho nên bạn không thể nói là nó thật có, mà hình không có gì hết nhưng chẳng thể nói là nó thật không, vì nó có thể hiện, màn hình và sắc tướng trong tần số biến thành nhất thể, nó có cách nào để phân khai chăng? Không thể phân khai, kỳ thật nó là hai, hai cái bao dung trong nhất thể, không thể chia lìa.

Bạn nên biết rằng, sắc tướng tức là màn hình, có tức là không, cái có đó là huyễn có, màn hình vĩnh hằng bất biến, thật sự không hề thay đổi màn hình một chút nào, nó vẫn sạch sẽ như vậy, nó vẫn không hề bị nhiễm ô, đó gọi là tức tướng mà vô tướng, xem tiết mục đồng thời bạn có thể thấy màn hình vĩnh hằng bất biến, cái này gọi là tức tướng mà vô tướng. Ly tướng có nghĩa là như vậy, chứ chẳng phải là sau khi tắt nguồn điện, gọi đó là ly tướng, không phải vậy đâu, ý nghĩa ly tướng như thế rất cạn cợt, đứa trẻ lên ba cũng hiểu được, tắt mất rồi.

Tức tướng ly tướng, cảnh giới này cao lắm, người thật sự có trí huệ mới hiểu được. Hiện tượng này có tồn tại hay không? Hiện tượng này không tồn tại, sát na là diệt rồi, nhất là Bồ tát Di Lặc nói cho chúng ta biết, những sắc tướng hiện tiền trước chúng ta đây, tốc độ biến động của nó, một khảy móng tay 32 ức trăm ngàn niệm, niệm niệm thành hình, hình giai hữu thức, thức tức là thọ tưởng hành thức, Ngài cho chúng ta biết, tất cả hiện tượng vật chất, đều có thọ tưởng hành thức.

Bữa trước có một học trò mang đĩa đến cho tôi xem, đĩa này do nhà khoa học người Mỹ phát hiện, phát hiện ra điều gì? Nước có trí nhớ, tiến sĩ Giang Bổn của Nhật Bổn thực nghiệm, nước có thể nhìn, thấy, nghe, hiểu được ý của con người, giác tri, có kiến văn giác tri. Khi giác ngộ là kiến văn giác tri, còn khi mê thì kiến văn giác tri sẽ bị biến chất, biến thành cái gì? Biến thành thọ tưởng hành thức. Bạn xem nước có thọ tưởng hành thức hay không? Có! Bạn dán thương nó thích, bạn dán hận nó ghét, thì nó lập tức phản ứng, nó có thọ, nó tiếp nhận mà, ý niệm của chúng ta nó hiểu được, cho nên nó biết nghĩ. Hành là gì? Hành là chấp trước. Ngày nay phát hiện nó có ký ức, ký ức chính là thức, bạn xem thọ tưởng hành thức đều có đầy đủ. Sự việc này phiền phức lắm đấy, chúng ta dùng để giải thích sự tai nạn của địa cầu hiện nay, con người sống trên quả địa cầu, khởi tâm động niệm, là có lỗi với địa cầu, bạn phá hoại nó.

Bạn nên biết rằng, tất cả những hiện tượng vật chất này, nó đều có ký ức, có phân biệt, có chấp trước. Bạn có lỗi với nó, thì nó cũng chẳng nể bạn, chỉ cần nó lắc nhẹ một chút, là bạn không thể chịu nổi, lắc nhẹ một chút là động đất, nước biển lắc nhẹ một chút là sóng thần rồi. Cho nên đức Phật dạy chúng ta đạo lý này, nhất định phải ghi nhớ, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Tâm địa của chúng ta lương thiện, tâm địa của chúng ta Từ bi, sẽ chiêu cảm ra cây cối hoa cỏ, sơn hà đại địa cái nào cũng đẹp.

Đem so sánh thế giới Cực lạc với thế giới của chúng ta, vì sao thế giới đó lại đẹp như vậy? Không gì khác, người dân ở thế giới đó, đều là chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ, chẳng phải là như vậy sao. Ngày nay chúng ta nghĩ lại, nhìn lại quả địa cầu xem, thật là tương phản, địa cầu của chúng ta đây, đều là chư thượng ác nhân câu hội nhất xứ, khởi tâm động niệm đều là tổn người lợi mình, như thế thì hỏng mất!

Sự dạy dỗ của thần thánh thì lãng quên, nói đó là mê tín, sự dạy dỗ của Thánh hiền thì quá xưa, không thích hợp với thời đại, không thích hợp với khoa học, nên không cần, không chút nể nang, cố ý làm ác. Luân lý đạo đức không thể làm gì được bạn, pháp luật cũng không thể làm gì được bạn, chánh phủ không canh chừng được bạn, Hoàng đế cũng không có cách nào đối với bạn, cuối cùng thì thế nào đây? Cuối cùng thì sơn hà đại địa nổi giận, chúng báo thù bạn, bạn có cách nào không? Cho nên chúng ta học kỹ kinh giáo Đại thừa, thì đối với những việc nhân quả, chúng ta hiểu rõ hết.

Cộng nghiệp của chúng sanh thì chẳng có cách gì, chúng ta nói với họ, họ cũng không tin, nhưng ngày nào chúng ta cũng giảng ở đây, gọi đó là Phật độ người có duyên, chúng tôi dùng ti vi, dùng Internet, đến một lúc nào đó, họ mở kênh thì xem được, đó là người có duyên. Thật sự hiểu được, thì hồi tâm hướng thiện, không còn dám làm ác nữa. Người ta không tốt với mình, mình cũng không bận lòng, tha thứ cho họ, không thể đối địch với họ, đối địch với họ thì oan oan tương báo, không thể chấm dứt, đó là việc không tốt, chi bằng xóa bỏ tất cả, tự tại biết bao.

Người hủy báng ta, người mạ nhục ta, người hãm hại ta, tất cả đều xóa bỏ hết, họ đều là Bồ tát, họ đều là ân nhân của ta. Vì sao vậy? Vì họ đã giúp ta tiêu trừ nghiệp chướng, việc tốt đó! Nâng cao cảnh giới của chính mình. Thuận cảnh, thiện duyên, không khởi tham luyến; nghịch cảnh, ác duyên, không sanh tâm sân hận, vĩnh viễn bảo trì sự Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác của chính mình, đó là tiến lên, không ngừng tiến lên, cho nên họ là Bồ tát, thị hiện cảnh giới này giúp chúng ta tiến lên.

Nếu như bạn chịu không nổi, trong thuận cảnh khởi lên tâm tham, trong nghịch cảnh khởi tâm sân hận, thì những người đó chính là ma. Vì sao vậy? Vì người này đưa bạn xuống địa ngục. Thật sự có Phật có ma ở bên ngoài hay không? Không có! Một niệm của chúng ta với thái độ chính xác đối đãi với người thì đó là Phật, nếu như thái độ bất thường, đối đãi với tâm oán hận, thì đó là ma, cho nên trong cảnh giới không Phật cũng không ma, hoàn toàn do tâm niệm thiện hay ác của chính chúng ta, thiện niệm khởi lên thì đều là Phật, ác niệm khởi lên thì toàn là ma, ma không phải ở bên ngoài, mà ở trong tâm của bạn.

Hàng ngày tiếp cận với Phật pháp, hàng ngày học tập giáo pháp, thì khắp cả vũ trụ đều là Phật, không thấy một con ma nào hết. Nếu như xa rời Phật pháp, đi học theo xã hội này, trong Ti vi ngày nay, sát đạo dâm vọng, bạo lực, sắc tình, bạn học theo họ, thì lục căn của bạn hoàn toàn tiếp cận với ma, cần nên hiểu cái lý này. Sau khi thật sự hiểu rõ, thái độ của chúng ta phục hồi lại bình thường, sơn hà đại địa, nhất thiết chúng sanh, không đâu chẳng phải là Phật, là Bồ tát, là A La Hán, thì Cực lạc thế giới ở nơi đâu? Chính là ở đây.

Khi công phu của chúng ta còn chưa đủ, không có định lực thâm hậu, chưa có đủ trí huệ để chuyển đổi cảnh giới của chính mình, thì phải làm sao đây? Ít tiếp xúc. Mặt trái nên ít tiếp xúc, mặt phải nên tiếp xúc nhiều. “phiếm ái chúng, nhi thân nhân”. Chư Phật Bồ tát là nhân từ, thần thánh trong Tôn giáo là nhân từ, nhân viên thần chức đó là nhân từ, nên thân cận với họ, học tập với họ, thế thì tốt.

Ở trong thế giới như ngày nay, chúng ta vẫn có một đời sống vô cùng hạnh phúc viên mãn, điều này trong đạo Phật thường nói, là trong cộng nghiệp có biệt nghiệp, trong biệt nghiệp có cộng nghiệp. Làm thế nào để hóa giải kiếp nạn? Đối với bản thân mà nói, thì không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, đối với bản thân, lão thật niệm Phật, dùng trì danh niệm Phật, ám hợp đạo diệu. Đối với mọi người trong xã hội, nhất định phải tu lục hòa kính, bản thân mình học khiêm hạ, học cung kính người khác….

Trích đoạn trong:
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 34
Chủ giảng: Lão Hòa Thượng – Pháp Sư Tịnh Không

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phật Pháp không có Bản Quyền, mọi sự sao chép từ Pháp Vi Diệu đều được hoan nghênh!