Tịnh Nghiệp Tam Phước là lấy ra từ trong Quán Vô Lượng Thọ kinh, vô cùng quan trọng, đây là nền tảng của tu hành, căn bản của căn bản.
Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không
Địa điểm: Đại hội Hoằng pháp Malaysia
Thời gian: 09-09-2000
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Phật tử Diệu Minh
Tịnh Nghiệp Tam Phước là lấy ra từ trong Quán Vô Lượng Thọ kinh, vô cùng quan trọng, đây là nền tảng của tu hành, căn bản của căn bản. Trong kinh Phật nói rõ với chúng ta, ba điều này là “Ba đời chư Phật chánh nhân tịnh nghiệp”, câu nói này rất là quan trọng.
Ba đời là quá khứ, hiện tại, vị lai, hay nói cách khác, bao gồm tất cả chư Phật, các Ngài tu như thế nào? Các Ngài đều là dùng Tam Phước này làm nền tảng. Chúng ta đã biết tu học bất cứ pháp môn nào cũng đều có thể thành Phật, có vô lượng pháp môn để có thể thành Phật, vậy thì vô lượng pháp môn này đều là xây dựng ở trên nền tảng này, đều có cùng một nền tảng, cho nên chúng ta nhất định không thể xem thường.
Phước thứ nhất trong Tam Phước là phước báo trời người, có bốn câu: “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp.”
Phước thứ hai có ba câu: “Thọ trì Tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi.” Từ phước thứ hai lại nâng lên cao, đó là phước thứ ba mà Bồ Tát Đại Thừa đã tu. Trong đó có bốn câu, nhưng câu thứ nhất “Phát tâm Bồ Đề” là quan trọng.
Trong Tịnh Nghiệp Tam Phước, phước thứ ba có bốn câu: Phát tâm Bồ Đề, thâm tín nhân quả, đọc tụng Đại thừa, khuyến tấn hành giả.
Sau khi Phật nói xong ba điều này thì nói với chúng ta: “Ba điều này là chánh nhân tịnh nghiệp ba đời chư Phật”. Ba đời là nói quá khứ, hiện tại, vị lai. Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu cho chúng ta một số vị Phật quá khứ, cũng giới thiệu một số vị Phật hiện tại, còn Phật vị lai là ai? Phật vị lai chính là tất cả chúng sanh của hiện tại. Tất cả chúng sanh đều là Phật vị lai, cho nên trong Phật pháp vĩnh viễn là bình đẳng, chân thật bình đẳng. Pháp môn tu học của ba đời chư Phật đương nhiên không hoàn toàn giống nhau, như vừa rồi mới nói có người vào từ “Cửa Giác”, có người vào từ “Cửa Chánh”. Đó là ba pháp căn bản. Từ trong ba điều này lại phân ra thành nhiều nhánh, nhiều rễ, cho nên pháp môn liền biến thành vô lượng vô biên pháp môn. Vô lượng vô biên pháp môn quy nạp đến sau cùng là ba môn. Không luận tu một pháp môn nào đều là lấy ba điều kiện này làm nền tảng, cũng giống như chúng ta đổ móng để xây lầu cao. Ở Singapore rất nhiều lầu cao, không hề giống nhau. Mỗi một tòa lầu đều có phong cách, có tạo hình của nó, không như nhau, nhưng nền tảng thì như nhau. Ba tịnh nghiệp này là nền tảng. Nền tảng nhất định là như nhau. Nếu làm được rất kiên cố, rất vững chắc thì vật kiến tạo bên trên mới không bị dao động. Cho nên chúng ta phải nên biết, trên “Quán Kinh” nói Tịnh Nghiệp Tam Phước là nền tảng cho tất cả pháp môn tu học chứng quả.
Mọi người có thể đọc trọn bộ sách trực tuyến tại file PDF: Tịnh Nghiệp Tam Phước – Hòa Thượng Tịnh Không giảng.