Pháp Ngữ

Trì Giới là như thế nào?

Ngoài giới điều ra, trì giới là nghĩa rộng, không phải nghĩa hẹp, đây là nói quy phạm đời sống của Phật Bồ Tát, điển phạm của đời sống.

Không chỉ là Thế Tôn vì chúng ta chế định ra những giới điều này, mà trong giới điều đã quy định có một bộ phận là vĩnh cửu, dùng lời hiện tại của chúng ta mà nói là siêu việt thời không, không bị hạn chế thời gian, cũng không bị hạn chế bởi không gian. Thời gian là quá khứ, hiện tại, vị lai. Thế Tôn vào ba ngàn năm trước, người nước ngoài hiện đại nói là hơn 2.500 năm, trong điển tích chúng ta ghi chép là hơn 3.000 năm trước;không luận là 2.500 hay là 3.000, tóm lại mà nói, thời đại này rất lâu xa rồi, thời đại đó cùng thời đại hiện tại của chúng ta tuyệt đối không như nhau. Phật chế định giới điều vào thời đại đó thì thích hợp, đến thời đại hiện tại này vẫn thích hợp, đây gọi là siêu việt thời gian. Trong giới điều có những gì? Hiện tại chúng ta gọi là căn bản giới, đó là quyết định siêu việt thời gian, thuộc về nghi quy.

Oai nghi đời sống thì không thể siêu việt thời gian. Phương thức đời sống xưa và nay không như nhau, rất nhiều hạn chế hoàn toàn khác nhau, ý thức hình thái không như nhau, do đó thời đại đó trở thành lịch sử, quá khứ rồi. Thế nhưng chúng ta phải hiểu được tinh thần của nó, không trái với tinh thần của giới luật, tưởng tượng hiện tại phải nên làm như thế nào. Đây là nói vấn đề trên thời gian. Không gian thì sao?

Thế Tôn năm xưa giáo học du hóa là ở Ấn Độ. Ấn Độ của thời xưa, vào lúc đó giao thông không thuận tiện, Thế Tôn chưa hề đến Trung Quốc, các học trò của Ngài cũng không có đến Singapore, hơn nữa mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc, bối cảnh văn hóa lịch sử không như nhau, phương thức đời sống không như nhau, tư tưởng tín ngưỡng cũng không như nhau, do đó ngoài giới cơ bản ra thì không thể siêu việt.

Cơ bản giới thì không luận là ở một khu vực nào, không luận ở một quốc gia nào, không luận tín ngưỡng tôn giáo nào, mọi người đều công nhận, vậy thì siêu việt không gian. Không sát sanh, không trộm cắp thì không luận là tôn giáo nào cũng đều có giới điều này, đây là siêu việt. Không luận ở một quốc gia nào, một dân tộc nào, không có người nào nói sát sanh là việc nên làm, trộm cắp là việc có thể làm.

Trong Phật pháp cơ bản giới có bốn điều là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ. Không uống rượu thì đối với thời không thì không được. Cho nên Phật chế định căn bản giới là bốn điều, xác thực là siêu việt thời không, chúng ta nhất định phải tuân thủ.

Giới điều không uống rượu này, Phật nói ra rất rõ ràng gọi là giá giới, bốn giới còn lại gọi là tánh giới. Hay nói cách khác, không luận bạn thọ giới hay không thọ giới, không luận bạn hiểu hay không hiểu giới, bạn phạm rồi đều có tội, không thể nói tôi không có thọ giới thì tôi phạm không có tội, không có đạo lý này. Bạn không có thọ giới, phạm rồi thì vẫn là phạm tội. Thế nhưng giới điều không uống rượu này, nếu bạn chưa thọ qua giới thì không phạm tội. Vậy tại vì sao Phật chế định ra giới điều này?

Rượu có thể loạn tánh, sau khi say rượu rồi thì làm những việc giết người trộm cắp, cho nên bảo bạn không uống rượu là giữ cho đầu óc của bạn được tỉnh táo, không đến nỗi mê hoặc, không đến nỗi phạm tội. Giới rượu là thuộc về phòng ngừa bạn phạm tội, bản thân uống rượu không có tội, cho nên cũng đem nó xếp vào trong trọng giới. Đây được xem là đại giới, tuy không phải căn bản nhưng nó được xem là đại giới. Đây thuộc về giới điều.

Ngoài giới điều ra, trì giới là nghĩa rộng, không phải nghĩa hẹp, đây là nói quy phạm đời sống của Phật Bồ Tát, điển phạm của đời sống. Đời sống của các Ngài chính là điển phạm của chúng ta, ở ngay trong đời sống của các Ngài lưu xuất ra rất tự nhiên. Chúng ta phải học với các Ngài.

Theo nghĩa rộng, những lời Phật dạy trong tất cả kinh giáo chúng ta đều phải tuân thủ, đều phải học tập, đó là trì giới. Giới điều này chính là lời răn dạy của Phật tổ, Ngài đã nói ra những lời giáo huấn này để dạy bảo chúng ta, chúng ta nhất định phải y giáo phụng hành. Cho nên phạm vi của giới luật rất lớn, trong nhà Phật cũng đem nó quy nạp thành ba loại lớn.

Một loại là luật nghi giới. Đây chính là Phật đã chế định, có điều văn quy định rõ ràng. Luật nghi điều văn quy định bao gồm tất cả pháp luật thế gian hiện tại chúng ta, bao gồm tất cả những quy ước, nó đều là có văn tự ghi chép, đây là thuộc về luật nghi. Mỗi một quốc gia khu vực, mỗi một thời đại khác nhau, đây là chúng ta nói đến Phật pháp phải biết hiện đại hóa, bổn thổ hóa, thì Phật pháp mới có thể thường trụ ở thế gian.

Nếu như Phật pháp không hiểu được bổn thổ hóa, không hiểu được hiện đại hóa, nó nhất định ở khu vực Ấn Độ đó thì đã sớm biến thành lịch sử rồi, làm sao có thể truyền tiếp được. Có thể truyền tiếp là siêu việt thời không. Siêu việt thời không thì nhất định phải thích hợp hiện đại hóa cùng bổn thổ hóa của các khu vực. Ngoài giới điều căn bản ra, tất cả giới luật cũng phải hiện đại hóa, cũng phải bổn thổ hóa.

Như vào thời Đường Trung Quốc, đại sư Bách Trượng thành lập thanh qui, thanh qui đó chính là Trung Quốc hóa giới luật thời xưa. Vào lúc đó, triều nhà Đường đã Đường hóa, ngày nay chúng ta gọi là hiện đại hóa, bổn thổ hóa, bổn thổ hóa giới luật hiện đại. Đời sống của chúng ta hiện đại, tùy theo khoa học kỹ thuật, khoa học ngày càng tiến bộ, đời sống nhân văn của chúng ta cũng bị ảnh hưởng, cũng theo đó mà thay đổi.

Cho nên các vị phải nên biết, pháp luật cứ cách vài năm thì phải tu đính một lần. Tại vì sao phải tu đính? Tu đính chính là thời đại không giống nhau, cách vài năm thì những pháp luật đó hiện tại không còn thích hợp nữa, cho nên không ngừng tu sửa, không ngừng hiện đại hóa, không ngừng thích hợp với địa phương hóa thì chúng ta ở nơi đây, mọi người sinh hoạt ở khu vực này được thuận tiện. Cho nên pháp luật, qui ước thường phải tu sửa. Có những pháp luật một năm phải tu sửa hai ba lần, thậm chí ngay đến hiến pháp cách vài năm phải trùng tân kiểm thảo một lần, tu đính điều văn, đều là cái đạo lý này.

Loại thứ hai là nhiếp thiện pháp giới. Ngoài bộ phận luật nghi này ra, Phật còn giảng cho chúng ta nghe “nhiếp thiện pháp giới”. Nhiếp thiện pháp thì không có điều văn qui định, thế nhưng những sự việc này là lợi ích tất cả chúng sanh, lợi ích xã hội, ngày nay chúng ta gọi là với xã hội an định phồn vinh, có quan hệ với thế giới hòa bình hạnh phúc. Tuy trong kinh Phật không có nói, điều văn pháp luật thế gian cũng không có nói, cũng không qui định chúng ta phải làm, nhưng chúng ta phải nên làm, đó là nhiếp thiện pháp giới. Biết được đây là việc thiện, tuy không có dạy chúng ta làm, chúng ta cũng làm.

Còn có một loại gọi là “nhiêu ích hữu tình giới”. Bởi vì trong nhiếp thiện pháp giới có tự lợi lợi tha, nhiêu ích hữu tình giới có lợi ích đối với tất cả chúng sanh, có thể không có lợi ích đối với chúng ta, có nên làm hay không? Nên làm, xả mình vì người. Tóm lại mà nói, chúng ta nhất định phải nên hiểu, lấy lợi ích của tất cả chúng sanh làm hạnh phúc của chính chúng ta, đây gọi là tâm từ bi, đây là tâm Bồ Tát. Bồ Tát có thể xả mình vì người, hy sinh chính mình thành tựu người khác, nhiêu ích hữu tình.

Do đây có thể biết, phạm vi trì giới rất là rộng. Thông thường chúng ta dùng lời hiện đại để giải thích trì giới, tôi thường nói “thủ pháp”, vậy thì mọi người dễ hiểu. Trì giới thì không dễ hiểu, còn cần phải giải thích, dùng thủ pháp thì khái niệm tương đối rõ ràng hơn, tức là tuân thủ giáo pháp của Phật, tuân thủ pháp luật của quốc gia, tuân thủ qui ước của địa phương.

Chúng ta đến nhà của người ta, cũng có lễ tiết của nhà người, cũng có gia pháp của nhà người. Đến một đạo tràng, một đạo tràng cũng có qui ước của nó, chúng ta nhất định phải tuân thủ. Chúng ta có thể thủ pháp thì mới có thể được hoan nghênh của đại chúng, mới có thể ở chung hòa thuận với đại chúng. Cho nên đến một khu vực, nhất định phải hiểu rõ pháp luật của địa phương đó, phải hiểu rõ phong tục tập quán, quan niệm đạo đức của địa phương đó.

Chúng ta ở nơi đây, lời nói hành động không nên có xúc phạm, không hiểu thì phải thường hỏi, nên gọi là nhập cảnh phải tùy tục, đó là hiện đại hoá và bổn thổ hóa của việc trì giới. Như vậy thì điều này chúng ta mới có thể làm được đúng pháp, như lý như pháp, người thông thường chúng ta gọi là “hợp tình, hợp lý, hợp pháp”, như vậy mới làm đến viên mãn.

Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 74

Bài viết liên quan

Còn thấy lỗi của thế gian thì không phải là người tu đạo

Thiện Quang

Chính mình tạo tác lỗi lầm mà che giấu thì tội thêm nặng

Thiện Quang

Học vi nhân sư, hành vi thế phạm

Thiện Quang

Danh hiệu Thế Gian Giải có ý nghĩa là gì?

Thiện Quang

Phiền não là chướng ngại Niết Bàn, Sở tri chướng ngại Bồ Đề

Thiện Quang

10 đại nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền

Thiện Quang

Tam Quy Y là gì? Vì sao phải thọ trì Tam Quy?

Thiện Quang

Vô trụ là gì?

thienquang242017

Làm thế nào để công phu tu hành được đắc lực?

thienquang242017

Leave a Comment