Pháp Vi Diệu
Trong Phật pháp, Tịnh độ là pháp thượng thượng thừa

Trong Phật pháp, Tịnh độ là pháp thượng thượng thừa

https://youtu.be/Uw3w9ino4FA

Cái nhìn của thế tục không buông bỏ, thấy người ta nói cũng nói, xem thường Tịnh độ, không hề biết rằng, trong Phật pháp Tịnh độ là pháp thượng thượng thừa.

Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang thứ 42, dòng thứ nhất, trang thứ 42, dòng thứ nhất, chúng ta học từ câu thứ hai.

Trí Giả đại sư tụng Pháp Hoa, thân tâm hốt nhiên, đắc nhập Pháp Hoa Tam Muội, thân kiến Linh Sơn nhất hội, nghiễm nhiên vị tán, hậu trú Thiên Thai Sơn sáng Thiên Thai tông. Lâm chung hữu hiếp tây hướng, xưng niệm Di Đà Quan Âm nhi tịch.

Ở đây giới thiệu sơ lược về Thiên Thai Trí Giả đại sư. Thiên Thai tông, cũng gọi là Pháp Hoa tông, một nhân vật vô cùng quan trọng. Thiên Thai tông kiến lập viên mãn, có thể nói là đã hoàn thành trong tay Đại sư, trong truyện ký có một đoạn ghi lại như sau:

Một hôm Ngài tụng kinh Pháp Hoa, đọc đến phẩm Dược Vương Bồ tát thì nhập định. Nhập định, định ở đây chính là Pháp Hoa Tam Muội, cảnh giới trong định vượt ra ngoài thời gian và không gian, cho nên ngài thấy đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giảng kinh Pháp Hoa ở núi Linh Thứu, Ngài đã tham dự pháp hội này, nghĩa là một tiết học, tham dự một tiết học.

Sau khi nghe xong thì xuất định trở về, nói với mọi người rằng, hội Linh Sơn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn chưa giải tán, ngài vẫn đang giảng. Đó là cảnh giới gì? Đây chính là cảnh giới Thập Huyền Môn trong kinh Hoa Nghiêm. Thập Huyền, thập nghĩa là viên mãn, Huyền là huyền diệu, không thể nghĩ bàn. Một tức là nhiều, nhiều tức là một, 10 môn này, nhập một môn, thì các môn khác đều nhập. Diệu ở chỗ nào? Diệu ở chỗ đồng thời đồng xứ, đó là gì? Đó là thật tướng của vũ trụ nhân sinh.

Trong tâm của lục đạo phàm phu, thì có quá khứ, có hiện tại, có vị lai, đó không phải là thật, đó là giả. Nói thật với bạn, không có quá khứ, hiện tại, vị lai đâu, cũng chẳng có Thập pháp giới y chánh trang nghiêm, tất cả mọi hiện tượng cảnh giới, đều từ một niệm ngay đây mà có. Đó là chân tướng sự thật, Đức Phật thường nói trong kinh, thường nói trong Đại thừa kinh giáo, nhưng mà chúng ta nghe không hiểu.

Chúng ta cảm thấy cảnh giới này không thể nghĩ bàn, học Phật cũng không dám phủ định, câu này là giả cũng không dám nói là giả, nhưng mà không có cách thừa nhận. Cảnh giới này đến bao giờ bạn mới thấy được chân tướng đây, bạn buông bỏ được khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước, thì cảnh giới này sẽ hiện tiền.

Thật sự không ít người, trong khoảng sát na không khởi tâm, không động niệm, thì cảnh giới này sẽ hiện tiền, vừa khởi niệm thì cảnh giới biến mất, không hiện tiền nữa, chẳng phải là huyễn giác đâu, chúng ta bây giờ mới gọi là huyễn giác, đó là chân tướng sự thật.

Từ đó cho thấy, sự vọng tưởng phân biệt chấp trước đã hại chúng ta thê thảm, chẳng phải người khác làm cho chúng ta đâu, tự làm tự chịu đấy, chúng ta chẳng thể không hiểu rõ cái lý này.

Trong vũ trụ có lục đạo luân hồi hay không? Không có những thứ này, cũng không có Thập pháp giới y chánh trang nghiêm. Kinh Kim Cang nói rất hay: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”, “nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”. Đó là chân tướng, khi nào thì mới chứng được? Sơ trụ của Viên Giáo, Sơ địa của Biệt Giáo thì chứng được. Chúng ta học Phật phải lấy cái đó làm mục tiêu. Học cái gì? Tự minh cần phải biết, nếu như không chứng được, ở trong kinh điển chúng ta đọc tụng, đem tâm cung kính để đọc tụng, bạn cũng biết được những sự việc này, nhưng mà không phải tự mình chứng ngộ đâu, mà chúng ta hiểu được những việc này trong kinh giáo, có sự việc thế này, không được thọ dụng, chứng đắc thì thọ dụng được.

Ngài Trí Giả đại sư thị hiện, là chứng được, thân chứng. Trong vũ trụ, đứng về thể tánh mà nói, là không có gì hết, về mặt khởi dụng mà nói, thì thật sự vô lượng vô biên, vô số vô tận, không thể nói được. Hiển thị thể tánh là chân, hàm chứa vô lượng trí huệ, nếu mê thì biến thành phiền não. Vô lượng đức năng, nhưng mê thì biến thành tạo nghiệp, nghiệp tập. Vô lượng tướng hảo, mê rồi thì biến thành luân hồi lục đạo, nó là một chẳng phải hai, mê giác bất đồng.

Sự khởi dụng của giác ngộ, là thật Báo Trang Nghiêm Độ, là nhất chân pháp giới, mê rồi khởi tác dụng, xem độ mê của bạn, mê đến cùng rồi, thì sự tác dụng của nó là A tỳ địa ngục. Mê nhẹ nhất, là Phật pháp giới trong Thập pháp giới, sâu cạn không giống nhau. Nói 10 là phân loại nó ra thành 10, trong mỗi loại đều là vô lượng vô biên.

Chúng ta cũng là con người, độ mê ở một tầng lớp, nhưng mà con người có giàu sang nghèo hèn không giống nhau, khác nhau quá nhiều, đó là gì vậy? Cũng là độ mê sâu cạn không đồng nhau. Bình thường chẳng phải nói là tạo nghiệp sao? Không sai, bạn không mê thì làm sao tạo nghiệp được. Mê có sâu cạn, cho nên tạo nghiệp không giống nhau, mê sâu thì tạo ác nghiệp, mê cạn thì tạo thiện nghiệp, không giống nhau, mê ngộ chẳng tương đồng. Cho nên Đức Phật dạy chúng sanh, dạy họ điều gì? Giúp họ phá mê khai ngộ, đó chính là giáo dục của đức Phật, sự dạy học của đức Phật, chúng ta chẳng thể không biết.

Sau này Trí Giả đại sư kiến lập tông Thiên Thai, khi ngài vãng sanh, “lâm chung hữu hiếp tây hướng”. Khi lâm chung giống như đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thị hiện vậy, “xưng niệm Di Đà Quan Âm nhi tịch”.

Trong bốn loại niệm Phật, Trí Giả đại sư dùng Quán Tưởng Niệm Phật, Ngài không trì danh, Ngài dùng quán tưởng niệm Phật, y theo kinh Thập Lục quán, Ngài vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.

Cho nên các vị tổ sư của Thiên Thai tông sau này, rất nhiều vị khi vãng sanh đều là niệm Phật vãng sanh, bao gồm cả thời cận đại đây, chúng ta thấy pháp sư Đế Nhàn, pháp sư Đàm Hư, pháp sư Bảo Tĩnh, là những vị tu Thiên Thai tông, đều là niệm Phật vãng sanh Tịnh độ, từ đó cho thấy sự thù thắng của Tịnh tông.

Tiếp tục xem vị kế tiếp, “Vĩnh Minh đại sư ư Thiên Thai thiệu quốc sư phát minh tâm yếu”. Câu này muốn nói về nhân duyên khai ngộ của Đại sư Vĩnh Minh. Thầy của Ngài, ngày nay nói là thầy chỉ đạo, thầy truyền pháp, giúp cho Ngài, hướng dẫn Ngài đại triệt đại ngộ, phát minh tâm yếu, nghĩa là đại triệt đại ngộ.

Ngài Vĩnh Minh vốn cũng tu theo Thiền tông, “Pháp Nhãn tông đích tôn”. Sau đời Lục Tổ học sinh của Ngài phân thành 5 phái, trong tông lớn này phân thành 5 tông nhỏ, Pháp Nhãn Tông, “hậu chuyên chí Tịnh tông”. Chúng ta biết rồi đó, ở đây đã hé lộ thân phận của ngài, Ngài là hóa thân của Phật A Di Đà.

Bạn xem vào thời đó phái Thiền rất hưng thịnh, mọi người đua nhau học thiền, Ngài cũng học thiền. Sau khi ở Thiền tông đại triệt đại ngộ, Ngài phát Bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm, tu pháp môn Tịnh độ. Vì sao đại sư lại làm như vậy? Dụng ý rất sâu! Ngài biết được rất nhiều người trong Thiền tông không phải là thượng thượng căn, thiền là tiếp những người thượng thượng căn, họ không phải là căn cơ này.

Nói cách khác, suốt cuộc đời tu theo Thiền tông không được khai ngộ, không được kiến tánh, cùng lắm là được thiền định mà thôi, như thế là tốt lắm rồi. Được thiền định, tương lai sẽ đi về đâu đây? Sau khi mệnh chung, đa số sanh về cõi trời Tứ Thiền, trời Tứ Không, không ra khỏi lục đạo luân hồi. Chư Phật Bồ tát Từ bi, vì những người này mà thị hiện, bạn khuyên họ tu Tịnh độ, họ không tin, họ nói đó là pháp môn của bà già tu, họ xem thường, tham thiền thì họ lại chẳng phải là người có đủ điều kiện, họ không phải là bậc thượng thượng căn.

Các vị nên biết rằng, tập khí cống cao ngã mạn còn, họ không buông bỏ được, cho nên chư Phật bồ tát thị hiện như vậy cho họ thấy. Bạn học thiền tôi cũng học thiền, bạn chưa khai ngộ, còn tôi đã ngộ rồi, tôi đã minh tâm kiến tánh, quay đầu lại chuyên tu Tịnh độ, dẫn họ về Tịnh độ, thị hiện phương tiện như thế, thiện xảo phương tiện, đưa những người tu thiền này về Tịnh độ, ở cõi Tịnh độ, chẳng có người nào không thành tựu, ai ai cũng thành tựu. Ở trong thiền chỉ thành tựu được một chút xíu, quay đầu lại tu theo Tịnh độ, thì chẳng có ai không được vãng sanh.

Quả nhiên ở trong pháp thiền, đạt thiền định, có được công phu, có thể xem nhẹ tâm phân biệt chấp trước, coi rất nhẹ, tâm phân biệt chấp trước không khởi tác dụng nữa, nhưng chưa đoạn, công phu thiền định của họ có thể hàng phục được, vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc, đều ở Phương tiện Hữu dư độ.

Từ đó cho thấy, bất luận tu theo pháp môn nào, nhất định các vị phải biết, chỉ là phương pháp không giống nhau, đường đi không tương đồng, nhưng nguyên lý nguyên tắc của nó thì hoàn toàn giống nhau, tất cả là tu thiền định, tất cả là dạy bạn buông bỏ, buông bỏ thì tự tánh bổn định hiện tiền, Tam muội hiện tiền.

Trong thâm sâu của Tam muội, cảnh giới đó chính là cảnh giới Phật. Thiên Thai đại sư nhập Pháp Hoa Tam Muội, thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn đang giảng kinh, giảng kinh gì vậy? Giảng kinh Pháp Hoa.

Bậc cổ đức của Tịnh tông niệm Phật, niệm đến nhất tâm bất loạn, sự nhất tâm bất loạn, thậm chí còn chưa được sự nhất tâm bất loạn, các vị công phu thành phiến Thượng bối thượng tam phẩm, đều là niệm Phật Tam muội. Họ gặp Phật, gặp đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn đang giảng kinh, giảng kinh gì? Giảng kinh Vô Lượng Thọ. Cảnh giới này muốn nói rằng, tập khí chủng tử trong A Lại Da của bạn, tập khí chủng tử này tương ưng với cái nào, thì cảnh giới đó sẽ hiện tiền.

Bản thân chúng ta học pháp môn nào, học bộ kinh nào, thì ở trong Tam muội, chắc chắn bạn gặp được cảnh giới bạn tương ưng hiện tiền. Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật, nó tương ưng. Bạn không cầu, bạn có tập khí này, tập khí này nghĩa là minh cảm, Phật Bồ tát hiển ứng, minh cảm hiển ứng, bạn thấy được cảnh giới này….

Trích đoạn trong:
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 39
Chủ giảng: Lão Hòa Thượng – Pháp Sư Tịnh Không

Bài viết liên quan

Được biện tài của Phật, vào hạnh nguyện Phổ Hiền

Thiện Quang

Nhân quả tuyệt đối không phải mê tín

Thiện Quang

Nguyện thứ 19 của A Di Đà Phật: Nghe danh phát tâm 3

Thiện Quang

Sự giáo học của Phật mục tiêu cuối cùng là gì?

Thiện Quang

Chúng sanh dựa vào cái gì để vãng sanh thế giới Cực Lạc?

Thiện Quang

Ngũ giới Thập Thiện là tiêu chuẩn của Nhân Thiên thiện ác

Thiện Quang

Pháp môn niệm Phật có người đứng, ngồi mà vãng sanh

Thiện Quang

Kinh Nhất Thừa là gì?

Thiện Quang

Nguyện thứ 40: Nguyện có vô lượng cây sắc báu

Thiện Quang
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận