Vì sao Phật ở thế gian này xưng là Thích Ca Mâu Ni?
Như Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta, vì sao Ngài không xưng là Thế Gian Tự Tại Vương? Tại vì sao gọi là Thích Ca Mâu Ni Phật?
Chư Phật Bồ Tát không có danh hiệu. Danh hiệu làm thế nào mà kiến lập? Là vì thuận tiện giáo hóa chúng sanh mà kiến lập. Hay nói cách khác, danh hiệu chính là ở trong một giai đoạn, tông chỉ giáo hóa ở một khu vực. Vì sao phải kiến lập tông chỉ? Từ do đâu mà có? Là chúng sanh ở một khu vực này có những tâm bệnh gì, phải dùng phương pháp gì để thay đổi những tâm bệnh này.
Như Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta, vì sao Ngài không xưng là Thế Gian Tự Tại Vương? Tại vì sao gọi là Thích Ca Mâu Ni Phật? Xin nói với các vị, nếu Thế Gian Tự Tại Vương Phật muốn đến thế gian này của chúng ta, Ngài cũng xưng là Thích Ca Mâu Ni Phật; Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta muốn đến thế gian đó của Ngài thì cũng xưng là Thế Gian Tự Tại Vương. Các vị nhất định phải hiểu rõ đạo lý này.
Tại vì sao Phật ở thế gian này xưng là Thích Ca Mâu Ni? Bởi vì chúng sanh của thế gian này thiếu kém tâm từ bi, tự tư tự lợi, Phật muốn đem tâm bệnh của chúng sanh tu sửa lại thì phải thiết lập tông chỉ giáo học, tông chỉ này là “Thích Ca”.
Thích Ca là tiếng Phạn, dịch thành ý Trung văn là “Năng Nhân”, nhân từ. Chúng ta không có tâm nhân từ, thiếu kém nhân từ, cho nên hai chữ Thích Ca này chính là nhân từ, đề xướng nhân từ.
Bệnh lớn thứ hai là chúng sanh ở thế gian này tâm không thanh tịnh, vọng tưởng tạp niệm quá nhiều, cho nên trong danh hiệu có chữ “Mâu Ni”. Mâu Ni dịch thành ý nghĩa Trung Văn là “Tịch Diệt”. “Tịch” là ý nghĩa tịch tịnh thanh tịnh, “Diệt” là diệt tất cả vọng tưởng tạp niệm.
Cho nên danh hiệu của Phật là nhằm bệnh căn của chúng sanh ở thời này, chốn này mà xây dựng, vì vậy bạn xem danh hiệu của Phật Bồ Tát liền biết được Ngài độ là loại chúng sanh nào. Danh hiệu này liền khởi tác dụng, cũng giống như thầy thuốc đưa ra phương thuốc, thuốc đến thì bệnh khỏi, ý nghĩa ở ngay chỗ này.
Ngày nay chúng ta ở ngay đây xem thấy Thế Gian Tự Tại Vương, nghĩ lại những chúng sanh ở thời đại đó của Ngài đại khái là bị những tâm bệnh gì? Nhất định rất là bảo thủ, rất là chấp trước, cho nên Phật phải dùng phương pháp này để giúp đỡ cho họ, phá trừ quan niệm bảo thủ của họ, đả phá vọng niệm chấp trước của họ, dùng danh hiệu như vậy.
“Tự Tại” lại thêm vào chữ “Vương”, vương cũng là ý của tự tại, đặc biệt cường điệu tự tại. Đây là biệt hiệu của Phật. Biệt hiệu đều là vì chúng sanh mà kiến lập. Danh hiệu của Bồ Tát cũng là vì độ chúng sanh mà kiến lập, chỗ này các vị đồng tu nhất định phải biết. Cho nên, danh hiệu công đức không thể nghĩ bàn, đó là biểu pháp.
Người xưa đối với việc đặt tên cho con cái đều rất có ý nghĩa, ý nghĩa này đều rất sâu. Cho nên chúng ta đọc được ở trong lễ ký, tên một người là cha mẹ ban cho bạn cái mệnh, một người ở ngay trong một đời muốn thay đổi tên của mình là đại bất hiếu. Tự thì có thể thay đổi. Danh và tự là hai tên. Tự thì có thể thay đổi, vì sao vậy? Không phải cha mẹ mệnh danh cho bạn. Tự là vào khi bạn thành niên, bạn đồng lứa của bạn tặng cho bạn.
Thế nhưng hiện tại, cái tự này phần nhiều là chính mình ưa thích dùng tên gì thì dùng tên đó, trong lễ xưa là bạn tặng cho, anh em đồng lứa của bạn, đồng học bạn bè tặng cho bạn, chỗ này gọi là tự. Sau khi trưởng thành thì không có người nào gọi đến danh của bạn. Gọi đến danh của bạn là rất không cung kính đối với bạn.
Con trai 20 tuổi đội mão lễ thành niên. Đội mão lễ là gì vậy? Là đội nón. Khi đội cái nón này là người lớn rồi, không còn là trẻ nhỏ nữa, phải tôn trọng đối với họ, phải có lễ, gọi tự không gọi tên. Con gái 16 tuổi trưởng thành, chải tóc, cũng phải tôn trọng đối với cô ấy, cũng là gọi tự không gọi tên.
Ngay trong một đời gọi tên chỉ có hai người, việc này phải nên biết. Người thứ nhất là cha mẹ, cha mẹ cả đời gọi tên của bạn. Người thứ hai là thầy giáo, thầy giáo cả đời gọi tên bạn. Cho dù bạn làm quan ở triều đình, Hoàng Đế cũng tôn trọng đối với bạn, không gọi tên của bạn, cũng chỉ gọi tự của bạn. Nếu như Hoàng Đế gọi tên của bạn thì bạn có tội rồi, bạn phạm pháp rồi, phạm tội rồi, vậy thì gọi tên bạn.
Danh hiệu ở trong nhà Phật, mãi đến hiện tại vẫn còn tuân thủ nguyên tắc này, thế nhưng trong thế pháp đã xảy ra thay đổi rất lớn. Những việc này chúng ta không cần bàn luận đến, biết được một chút thường thức thì tốt rồi.
Từ “Như Lai” đến “Phật, Thế Tôn” là thông hiệu. Mỗi một vị Phật đều có mười hiệu chung này. Những hiệu chung này là ý nghĩa gì vậy? Hoàn toàn là lưu xuất từ tánh đức, tên của tánh đức, chúng ta cần phải hiểu được.
Xã hội có một số người không cầu hiểu sâu, nói đến Phật dường như họ hiểu được rất nhiều, Như Lai Phật là lớn nhất trong các Phật. Nói lời này là người không hiểu gì. Như Lai Phật lớn nhất, đại khái thấy nhiều trong Tây Du ký, Tôn Ngộ Không bản lĩnh như vậy cũng không vượt khỏi bàn tay của Như Lai Phật, như vậy là đã hiểu sai đi ý nghĩa.
Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 59-60