Pháp Vi Diệu
Tư Lương Tịnh Độ file PDF – Pháp Sư Tịnh Không giảng

Tư Lương Tịnh Độ file PDF – Pháp Sư Tịnh Không giảng

Tư Lương Tịnh Độ là ba yếu tố quan trọng để giúp người tu hành được vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc. Ba yếu tố này bao gồm: Tín, Nguyện, Hạnh.

Pháp môn Tịnh Độ là một trong những pháp môn phổ biến và dễ thực hành nhất trong Phật giáo, được Đức Phật A Di Đà phát nguyện tiếp dẫn những ai niệm danh hiệu Ngài với lòng tin kiên cố, nguyện lực mạnh mẽ và thực hành tinh tấn. Cốt lõi của pháp môn này dựa trên ba yếu tố quan trọng gọi là Tam Tư Lương (三資糧), tức ba điều kiện thiết yếu giúp hành giả có thể vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc. Ba yếu tố này bao gồm Tín (niềm tin), Nguyện (phát nguyện) và Hạnh (thực hành).

Xin trích dẫn một đoạn trong sách:

Tín, đại sư Ngẫu Ích trong Yếu Giải nói rất hay, thứ nhất phải tin chính mình. Nếu như chúng ta không có lòng tin đối với chính mình thì bất cứ thành tựu gì cũng không thể nói đến. Cho nên, có một số đồng tu đến hỏi tôi là con có thể vãng sanh hay không, con có thể thành tựu hay không? Tôi lắc đầu nói bạn không thể vãng sanh, bạn không thể có thành tựu. Họ liền thắc mắc tại sao. Bởi vì bạn không có lòng tin với chính mình. Bạn có lòng tin với chính mình rồi thì bạn hà tất phải đến hỏi tôi. Cho nên, sự việc này then chốt là ở chính mình.

Phật ở trên kinh nói rất rõ ràng, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Trong lòng bạn muốn vãng sanh thì nhất định phải vãng sanh, muốn làm Phật thì nhất định làm Phật. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Nghĩ cái gì liền biết ra cái đó. Sáu cõi luôn hồi cũng là do vọng tưởng của chúng ta biến hiện ra. Ngày ngày nghĩ đến năm dục sáu trần, ngày ngày nghĩ danh vọng lợi dưỡng, đây là tham. Tương lai đi đến nơi nào vậy? Đây chính là muốn làm quỷ đói, tâm tham biến thành quỷ đói. Sân hận đọa địa ngục, ngu si là súc sanh.

Bạn xem, ba đường ác do do tâm tưởng chính mình biến hiện. Vốn dĩ không có ba đường ác, cũng giống như buổi tối chúng ta nằm mộng vậy, nên có câu nói “ngày nghĩ đến chuyện gì đêm mộng đến chuyện đó”. Buổi tối bạn nằm mộng, mộng từ đâu mà ra? Từ tâm tưởng biến hiện ra. Có lẽ bạn sẽ nói, tôi vốn không nghĩ đến, vì sao lại có cái mộng này chứ? Đó là trong tiềm ý thức của chính bạn, là tưởng niệm, phân biệt vi tế mà chính bạn cũng không hề hay biết. Có ý niệm rất vi tế.

Phật thường nói ở trên kinh, một cái khảy móng tay (đây là Phật dùng tỉ dụ mà nói), một cái khảy móng tay có 60 sát na, một trong 60 lần của cái khảy móng tay đó gọi là một sát na, trong một sát na có 900 ý niệm. Ý niệm vi tế như vậy, đích thực là chính trong chúng ta cũng không hề hay biết. Những ý niệm này chính là cội gốc sáu cõi sinh tử luân hồi, đây đều gọi là vọng niệm, trong duy thức kinh luận gọi là vọng tâm. Tâm vọng tưởng chúng ta không hề hay biết. Chân thật có thể phát hiện được cái tâm vọng tưởng này, trên kinh nói với chúng ta, Bồ Tát Bát Địa, Bồ Tát tu hành chuyển thức thành trí.

Bồ Tát Bát Địa chuyển A Lại Da Thức đại viên cảnh trí. Đây là ý niệm vi tế trong A Lại Da Thức mà Bồ Tát nhìn thấy. Bạn nhìn không thấy thì bạn làm sao có thể chuyển được nó? Sau khi nhìn thấy, phát hiện ra nó rồi mới có thể đối trị nó, mới có thể chuyển được nó. Bồ Tát Bát Địa mới có thể nhìn thấy được vọng tưởng vi tế. Một ý niệm chính là một lần sanh diệt. Cho nên chỗ này nói rõ, cái ý niệm ở trong tâm là vô cùng trọng yếu. Ác niệm nhất định cảm đến ác báo, thiện niệm nhất định cảm đến thiện quả.

Do đó, Phật dạy cho chúng ta đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, đạo lý chính ở chỗ này. Cho nên Phật nói pháp là căn cứ trên chân tướng sự thật mà nói, không phải lý tưởng, không phải trách nhiệm, không phải mù mờ dạy bảo chúng ta. Phật là hoàn toàn y cứ theo chân tướng sự thật. Phật khuyên chúng ta cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. Y chánh trang nghiêm của thế giới Tây Phương Cực Lạc cũng là chân tướng sự thật mà Phật chính mắt nhìn thấy, nhất định không phải hư cấu, không phải ý tưởng của ngài, mà hoàn toàn là sự thật.

Do đó, có thể vãng sanh hay không đều ở chúng ta có tin tưởng vào chính mình hay không. Nếu chính mình có lòng tin kiên cố, nguyện vọng tha thiết, ngay đời này muốn vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc thì chúc mừng bạn, bạn nhất định được sanh. Cho dù bạn hỏi tất cả chư Phật Như Lai, chư Phật cũng sẽ gật đầu nói bạn là bạn nhất định được vãng sanh. Việc bạn nhất định được sanh có phải do Phật lực gia trì hay không? Không phải, là thành tựu tâm nguyện, tín tâm kiên định của chính bạn, việc này chính là như vậy.

Cho nên, lời giáo huấn này của Đại sư Ngẫu Ích đích thực là vô cùng quý báu. Hiểu rõ đạo lý này rồi, biết được chân tướng sự việc rồi, chúng ta có thể không cần phải đi hỏi ai khác, cũng không cần đi hỏi Phật Bồ Tát, càng không cần đi hỏi quỷ thần, chính mình có thể làm chủ.

Người giảng: Lão Hòa Thượng Tịnh Không
Thời gian: Tháng giêng năm 1995
Địa điểm: Tiểu Quốc Minh Nghĩa Hoa Liên
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Diệu Hiền cư sĩ

Mời quý vị đọc sách Tư Lương Tịnh Độ – Pháp Sư Tịnh Không giảng trực tuyến tại file PDF: Tư Lương Tịnh Độ.

Bài viết liên quan

Cương Lĩnh Tu Học Tịnh Độ – File sách PDF

Thiện Quang

Phải nên phát nguyện, nguyện sanh Tịnh Độ

Thiện Quang

Niệm Phật vãng sanh – Chúng ta có thể làm được không?

Thiện Quang

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa trọn bộ 600 tập

Thiện Quang

Chuyển khổ đau thành an vui – HT Tịnh Không giảng

Thiện Quang

Kinh Vô Lượng Thọ trọn bộ – Ngài Hạ Liên Cư hội tập

Thiện Quang

Niệm Phật Thành Phật – Pháp Sư Tịnh Không giảng

Thiện Quang

Nhận thức Phật giáo – Pháp sư Tịnh Không giảng

Thiện Quang

Kinh A Di Đà – Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch

Thiện Quang

Leave a Comment