Pháp Ngữ

Cố chấp ngang ngược, tương lai đọa vào ba đường ác

Cố chấp ngang ngược, tàn ác, không nghe khuyên răn của người khác, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều là xung đột với người khác, tương lai đọa lạc vào ba đường ác.

Mười loại tâm lý tùy thuận sanh tử luân hồi của chúng sanh:

Thứ tám, hiện tại thông thường chúng ta nói ngoan cố, cố chấp, ngang ngược, tàn ác, không nghe khuyên răn của người khác, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều là xung đột với người khác, ưa thích đối kháng với người khác, hiếu thắng bồng bột, không chịu thiệt, tranh hơn tranh thua, chỉ thích làm những việc như vậy. Đó cũng là tập khí, là tâm bệnh lớn.

Phật giảng cho họ nghe những đạo lý nhân quả báo ứng, họ không tin tưởng. Khi tôi mới bắt đầu học Phật (vào lúc đó tôi 30 tuổi, vừa mới xuất gia không bao lâu), có một hôm tôi nghe một số lão pháp sư già hơn so với tôi nói chuyện (không phải là thật già, đại khái lúc đó họ dáng dấp cũng chỉ bốn mươi hay năm mươi tuổi), tôi cũng đến ngồi bên cạnh, nghe rồi tôi toát mồ hôi lạnh, họ đã nói gì vậy?

Nhân quả mà trên kinh Phật nói, ông tin không vậy? Tôi nghe qua thật bàng hoàng, vì họ là người xuất gia, bình thường cũng giảng nhân quả báo ứng cho cư sĩ nghe nhưng chính mình thì không tin.

Chẳng trách lão sư Lý ngày trước đã nói một câu ngạn ngữ: “Hòa thượng sợ cư sĩ, cư sĩ sợ nhân quả, nhân quả sợ Hòa thượng”. Tuy gần như là lời nói đùa, nhưng ở trong đó có đạo lý rất sâu rất rộng.

Cho nên vào thời kỳ Mạt Pháp, bạn xem thấy học Phật thành tựu, chúng ta lấy việc niệm Phật vãng sanh, xem qua “Vãng Sanh Truyện” nhiều đời, người xuất gia vãng sanh thì ít, người tại gia vãng sanh thì nhiều.

Chúng ta thấy người tại gia vãng sanh tướng lạ rất là hi hữu. Trong 30 năm gần đây nhất, Đài Loan còn có người đứng vãng sanh, đó là nữ cư sĩ tại gia, lão thái bà đứng mà vãng sanh. Số người ngồi mà vãng sanh thì càng nhiều, biết trước giờ đi, không có bệnh khổ.

Thế nhưng, Đài Loan mấy mươi năm qua, một người người xuất gia vãng sanh có thoại tướng lạ như trên cũng không có, đừng nói là đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh cũng không có người nào. Thật là lời của Lý lão sư nói không sai! Vì sao vậy?

Chúng ta tỉ mỉ mà quan sát, người xuất gia thân xuất mà tâm không xuất, trong lòng còn chấp trước hơn so với người tại gia. Họ xuất ra chính cái nhà nhỏ của họ, tìm đến một cái chùa lớn, cái nhà đó còn lớn hơn nhiều so với cái nhà của chính họ, quyến thuộc cũng nhiều hơn, tiền của cũng nhiều hơn, tăng thêm tham-sân-si-mạn, tạo ra vô lượng tội nghiệp, không phải không có, đích thực là có.

Những sự việc này chúng ta đều phải có cảnh giác cao độ, đây không phải là việc tốt, mà rất là đáng sợ, sợ chính mình ở ngay trong một đời này đọa lạc vào ba đường.

Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 16

Bài viết liên quan

Một người khi sinh ra có hai vị quỷ thần đi theo cả đời

Thiện Quang

Ý nghĩa hình tượng bánh xe Pháp Luân trong đạo Phật

Thiện Quang

Sau khi đến thế giới Cực Lạc có thể lập tức trở lại độ sanh?

Thiện Quang

Cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi

Thiện Quang

Tất cả pháp đều là Phật pháp

Thiện Quang

Làm thế nào từ tâm ô nhiễm trở về thanh tịnh?

Thiện Quang

Làm thế nào mới là tin Phật?

Thiện Quang

Bố thí cúng dường thế nào để phước báu viên mãn?

Thiện Quang

Bổn nguyện niệm Phật có thể vãng sanh hay không?

thienquang242017

Leave a Comment