Pháp Ngữ

Một gia đình, quốc gia muốn hưng vượng cần phải làm gì?

Giống như một gia đình, nếu bạn muốn gia đình hưng vượng, bậc làm cha mẹ nhất định phải hiểu được con trẻ, phải cố gắng khuyên dạy chúng!

Muốn thỏng tay ngồi hưởng thái bình chỉ cần đem ba nền giáo dục Nho Thích Đạo này cố gắng phổ biến, giáo dục cho tốt. Vào các đời đế vương Trung Quốc, thời đó trường học không phổ cập, làm thế nào để giáo hóa chúng sanh? Đây là việc lớn hàng đầu của trị quốc bình thiên hạ!

Giống như một gia đình, nếu bạn muốn gia đình hưng vượng, bậc làm cha mẹ nhất định phải hiểu được con trẻ, con cái của bạn mỗi ngày chúng nghĩ gì, chúng nói gì, chúng làm gì? Bạn phải cố gắng khuyên dạy chúng! Phải dạy bảo chúng bỏ ác làm thiện, phá mê khai ngộ thì gia đình bạn sao mà không hưng vượng chứ? Muốn quốc gia hưng vượng cũng là cùng đạo lý này. Những người lãnh đạo quốc gia, đế vương, đại thần phải hiểu được nhân dân đang nghĩ gì, đang nói gì và đang làm gì? Nếu như họ không hiểu được điều này, không có biện pháp dẫn dắt, khuyên bảo giáo hóa nhân dân thì xã hội quốc gia làm sao yên ổn được!

Dùng phương pháp gì dạy họ đây? Giáo dục đạo đức. Nho-Thích-Đạo đều là giáo dục nhân văn, ngày nay gọi là giáo dục nhân văn. người Trung Quốc xưa gọi là giáo dục đức hạnh, chỉ dạy bạn hiểu rõ mối quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên (đây là giáo dục đời sống), quan hệ giữa con người với trời đất quỷ thần. Trời đất quỷ thần là gì vậy? Chính là với tất cả tôn giáo trên thế gian, không có gì khác!

Khi nói “trời đất quỷ thần” tức là chúng ta phải hiểu được có rất nhiều tôn giáo đang tồn tại ở thế gian, vậy quan hệ giữa họ với chúng ta là gì và làm sao chung sống với họ? Những sự việc này đều là thực tế, đều là những cái không thể tách rời, không xa lìa đối với đời sống chúng ta. Chỉ cần bạn xử lý tốt ba mối quan hệ này, bạn sẽ đích thực sống đời sống hạnh phúc mỹ mãn, xã hội yên ổn, thế giới hòa bình, nhân dân hạnh phúc. Cổ thánh tiên hiền Trung Quốc đã vì chúng ta nói ra lời giáo huấn quý báu này.

“Lễ ký-Học ký” là triết học giáo dục của Trung Quốc, là triết học giáo dục cổ xưa nhất. Trong đó có hai câu danh ngôn: “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”. Cái ý nghĩa này, dùng cách nói hiện nay là xây dựng một chính quyền lãnh đạo nhân dân cả nước, điều gì là quan trọng nhất? Đó là Giáo dục! Giáo dục là xây dựng ý thức chung, người hiện nay gọi là giáo dục tư tưởng, dạy bạn nghĩ như thế nào? Chỉ nên nghĩ thiện, không nên nghĩ ác.

Trong kinh này Phật Thích-ca-mâu-ni nói rất hay. Chúng tôi đem đoạn quan trọng nhất này viết ra, để lên trên trang đầu tiên của bản kinh này, vì đây là điều quan trọng nhất, đây có thể nói là tổng cương lĩnh của nền giáo dục Phật pháp. Dạy chúng ta điều gì vậy? Đó là “ngày đêm thường niệm thiện pháp, ngày đêm tư duy thiện pháp, ngày đêm quán sát thiện pháp”. Cái thiện pháp này là lấy thập thiện làm tiêu chuẩn. Thường niệm thiện pháp là tâm thiện, tư duy thiện pháp là ý nghĩ thiện, quán sát thiện pháp là hành vi thiện. Cái thiện pháp này niệm niệm tăng trưởng, không chứa mảy may xen tạp bất thiện. Nếu ai tu được như vậy thì họ làm sao không thành Phật, làm sao họ không thành Thánh được?

Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng nói rất hay: “Nhược chân tu đạo nhân, bất kiến thế gian quá”. Chữ “Bất kiến” này là tuyệt đối không đem tất cả lỗi lầm bất thiện thế gian để vào trong tâm, để cho tâm bạn thuần thiện, ý nghĩ của bạn thuần thiện, hành vi thuần thiện thì tiền đồ của bạn luôn sáng sủa, đời sống của bạn tự tại an lạc.

Cho dù sống đời sống vật chất nghèo nàn nhất cũng vui sướng vô cùng, giống như Khổng Tử tán thán Nhan Hồi vậy. Đời sống vật chất của Nhan Hồi thiếu thốn đến cùng cực, thế mà Nhan Hồi mỗi ngày vui sướng vô cùng, vì sao ông vui vậy? Ông hiểu rõ “Đạo” tức là tâm thiện, ý nghĩ thiện, hành vi thiện, không màng đến đời sống vật chất, cho nên xã hội mới có thể yên ổn, hòa bình vĩnh cửu, không còn tranh lợi. Tranh danh trục lợi, sự việc này họ dứt khoát không làm.

Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không!
Trích trong: Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh tập 3

Bài viết liên quan

Không vì chính mình thì phước báo trí tuệ vô lượng vô biên

Thiện Quang

Tứ Đại Thiên Vương trong Phật giáo là những ai?

Thiện Quang

Niệm Phật là pháp môn tiêu tai miễn nạn thù thắng nhất

Thiện Quang

Vì sao phải Hằng thuận chúng sanh?

Thiện Quang

Quả báo của tiếc phước, yêu quý sinh mạng chúng sanh

Thiện Quang

Vì sao phải đi đến thế giới Tây Phương Cực Lạc?

thienquang242017

Danh hiệu Như Lai có ý nghĩa là gì?

Thiện Quang

Trong sự đọc tụng thì kinh Vô Lượng Thọ là hạng nhất

Thiện Quang

Hoằng nguyện của A Di Đà Phật

Thiện Quang

Leave a Comment