Pháp Ngữ

Nhìn thấu, buông bỏ có thể thành vô thượng đạo

Nhìn thấu giúp chúng ta buông bỏ, buông bỏ giúp chúng ta nhìn thấu, tương bổ tương thành. Thảy đều buông bỏ thì có thể thành vô thượng đạo.

Thế giới Cực Lạc từ đâu mà có?

Chư Phật Bồ Tát giáo huấn đối với chúng ta không gì khác hơn là giúp chúng ta hồi phục lại tự tánh mà thôi. Mê là chính mình mê, ngộ vẫn là phải chính mình giác ngộ, chư Phật Bồ Tát làm tăng thượng duyên cho chúng ta, còn chúng ta phải nương vào giác ngộ của chính mình.

Tại vì sao chúng ta không giác ngộ? Vẫn là một câu nói cũ: “Không chịu buông bỏ”, cho nên không giác ngộ. “Nhìn thấu, buông bỏ”, đây là khi tôi mới bắt đầu học Phật, Đại Sư Chương Gia truyền cho tôi. Về sau tôi tường tận, Bồ Tát từ sơ phát tâm mãi đến thành Phật, công hạnh của họ cũng không ngoài hai câu này. Nhìn thấu giúp chúng ta buông bỏ, buông bỏ giúp chúng ta nhìn thấu, tương bổ tương thành. Thảy đều buông bỏ thì có thể thành vô thượng đạo.

Nhìn thấu là thông đạt tường tận, không mê hoặc; buông bỏ thì tâm địa thanh tịnh, không nhiễm trước. Trước mắt chúng ta, nghiêm trọng nhất chính là danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần, đây là chướng ngại lớn nhất trước mắt chúng ta, là cội gốc của đại tai đại nạn. Chúng ta hiểu rõ rồi thì đó chính là nhìn thấu. Biết được thứ này không phải là thứ tốt thì bạn liền buông bỏ. Khi bạn vừa buông bỏ thì trí tuệ của bạn liền thêm lớn, mặt thấy của bạn sẽ rộng hơn, thấy được lại sâu hơn. Sau khi thấy rồi lại buông bỏ, thế là trí tuệ của bạn thêm lớn.

Đối với tất cả chúng sanh vũ trụ hư không pháp giới, quá khứ, hiện tại, vị lai, càng xem càng rộng, càng thấy càng sâu, thế là bạn cũng sẽ buông bỏ được càng rộng, buông bỏ được càng sâu, không một chút nào nhiễm trước.

Không chỉ là pháp thế gian, mà Phật pháp cũng không nhiễm trước, không những không nhiễm trước mười pháp giới, mà pháp giới nhất chân báo độ chư Phật cũng không nhiễm trước, như vậy mới có thể đồng cảnh giới Phật, tri kiến đồng với Phật, sở chứng đồng với Phật. Đây là “hằng phóng quang minh chiếu nhất thiết”.

Trên kinh Đại thừa thường nói “tịch nhi thường chiếu, quang chiếu bất xả”. Câu nói này cũng chính là ở trong Đàn Kinh, Đại Sư Huệ Năng đã nói là “thường sanh trí tuệ”, thời thời sanh trí tuệ, nơi nơi sanh trí tuệ, niệm niệm sanh trí tuệ. Trí tuệ làm sao mà sanh? Tâm địa thanh tịnh.

Hôm nay chúng ta muốn học, tôi thường hay khuyên bảo mọi người, niệm niệm quyết định không vì chính mình mà nghĩ. Chúng ta từ chỗ này mà bắt tay vào,đây là chúng ta hiện tiền tối sơ phương tiện.

Niệm niệm vì tất cả chúng sanh mà nghĩ, niệm niệm vì cả thảy xã hội mà lo nghĩ, quyết định không nên nghĩ chính mình, đây là phương tiện ban đầu học Phật. Nếu như bạn vẫn còn nghĩ đến lợi hại của chính mình, lợi ích của chính mình thì bạn mê rồi.

Không vì chính mình nghĩ, vì tất cả chúng sanh nghĩ, xin nói với các vị, sự việc của các vị làm sai cũng là đúng. Nếu bên trong có xen tạp một phần vì chính mình mà nghĩ, thì có làm đúng cũng là sai. Ý nghĩa lời nói này của tôi rất sâu, các vị phải tỉ mỉ mà suy xét, tỉ mỉ mà thể hội.

Có một niệm ý nghĩ cho chính mình ở bên trong thì sai. Có vị Phật Bồ Tát nào, một vị tổ sư đại đức nào đã từng có chút vì chính mình mà lo nghĩ hay không? Không hề có. Chúng ta tu hành có thể có đủ điều kiện cơ bản khế nhập pháp giới hay không? Nếu chúng ta không đầy đủ điều kiện thì cái đạo này khó.

Nghiệp chướng của thân này không cách gì chuyển đổi lại, nguyên nhân căn bản chính là thường hay vì chính mình mà nghĩ. Ta rất bằng lòng giúp đỡ người, thế nhưng ta vừa xem thấy người vì chính mình mà nghĩ, ta lập tức liền thoái chuyển, ta nên trùng tân suy nghĩ có nên giúp họ không. Tại vì sao vậy? Giúp đỡ họ không những họ không được lợi ích mà họ còn tạo nghiệp.

Chúng ta không hy vọng làm tăng ác duyên cho tất cả chúng sanh, thế nhưng có lúc vẫn không tránh khỏi, trí tuệ chúng ta chưa khai mở, kiến giải không viên mãn, cho nên đối nhân xử thế tiếp vật ngay trong cuộc sống thường ngày luôn vẫn không thể tránh khỏi có lỗi lầm. Thế nhưng tánh cảnh giác của chúng ta rất cao, chúng ta giác ngộ được rất nhanh, quay đầu được rất nhanh. Có thể giác ngộ, có thể hồi đầu liền thêm lớn trí tuệ.

Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 84

Bài viết liên quan

Có mới nới cũ, tâm khẩu chẳng nhất trí, đây là đại ác

Thiện Quang

Tâm Bồ Đề là gì? Vì sao phải phát tâm Bồ Đề?

Thiện Quang

Tâm Bồ Đề của chúng ta vì sao không thể phát khởi?

Thiện Quang

Khoa học có thể tìm ra nguồn gốc của vũ trụ không?

Thiện Quang

Vì sao nói đa số người chết đều làm quỷ?

Thiện Quang

Thọ sanh tự tại

Thiện Quang

Tu hành phải dùng trung đạo

thienquang242017

Thiên tai nhân họa từ nơi nào đến vậy?

Thiện Quang

Tất cả pháp mà Phật nói trong 49 năm có phải là của Ngài?

Thiện Quang

Leave a Comment