Pháp Ngữ

Phương pháp tu không già, không bệnh, không chết

Tu phương pháp gì có thể không già, không bệnh, không chết? Lìa già, lìa bệnh, lìa chết, có ai làm được không? Có rất nhiều người làm được.

4 điều mà tất cả chúng sanh đều mong cầu

Nguyện thứ hai: “Nguyện nhất thiết chúng sanh, cụ túc tu hành, ly lão tử pháp, nhất thiết tai độc, bất hại kỳ mạng”.

Đây chẳng phải điều mà mọi người chúng ta hiện nay cần hay sao? Tu phương pháp gì có thể lìa già, lìa chết được vậy? Lìa già, lìa chết, ở trong đây còn có một thứ, không phải bỏ sót mà là được lược bỏ, đó là bệnh. Lìa già, lìa bệnh, lìa chết. Không già, không bệnh, không chết, có ai làm được không? Có rất nhiều người làm được. Người niệm Phật vãng sanh, đứng mà đi, ngồi mà đi, khi đi còn chào từ biệt với bạn bè thân thích, họ không phải chết, họ không có chết. Vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc là đang sống mà vãng sanh. Điều này quí vị nhất định phải rõ ràng, đây là pháp “Không Già, Không Bệnh, Không Chết”. Cách tu như thế nào vậy? Dựa vào Kinh Vô Lượng Thọ tu học thì thành công ngay.

Nếu bạn muốn dựa vào Kinh Vô Lượng Thọ tu hành, trước tiên bạn đối với văn tự trong Kinh điển phải học thuộc. Thứ hai là phải hiểu sâu. Thứ ba là ứng dụng vào đời sống của mình thì vấn đề này giải quyết rồi, già, bệnh, chết đều xa lìa rồi.

“Nhất thiết tai độc”, câu này là hoàn toàn nói về tình trạng xã hội của chúng ta hiện nay, tai nạn, bệnh độc (bệnh độc này chính là ôn dịch, bệnh truyền nhiễm) đều không thể hại bạn. Chúng ta đối diện với hoàn cảnh này mà sợ hãi thì không thể giải quyết, tìm đủ mọi cách để dự phòng cũng không thể giải quyết, không thể phòng nổi. Chỉ có dựa vào Thánh giáo, dựa vào lời dạy chân thật của Phật Bồ-tát, chúng ta mới có thể thoát khỏi những khổ nạn này. Cho nên Phật dạy chúng ta “đọc tụng Đại Thừa”, đặc biệt là người học giáo chúng ta, người phát tâm hoằng pháp lợi sinh.

Đọc tụng Đại Thừa là môn học quan trọng nhất của chúng ta. Ở trong đọc tụng bao gồm nghiên cứu thảo luận. Các đồng học hiện nay ở nơi này tu học, hoàn cảnh tu học này là nhân duyên hy hữu đứng đầu thế gian, nếu các bạn không thể nắm lấy thì lỗi lầm ở các bạn. Tôi trước đây tu học mười năm ở Đài Trung, mười năm như một ngày, không hề gián đoạn. Hoàn cảnh của chúng tôi so với các bạn khác nhau như trời với đất, các bạn ở trên trời, chúng tôi ở dưới đất. Tôi ở Đài Trung có bảy người bạn học chí đồng đạo hợp, chúng tôi sống chung với nhau mười năm. Mỗi tuần chúng tôi chỉ hội tụ một lần ba tiếng đồng hồ, cùng nhau nghiên cứu thảo luận. Bởi vì mỗi người có gia đình, có công việc nên không thể hội tụ mỗi ngày. Các bạn hằng ngày hội tụ với nhau, cho nên nếu các bạn học tập giống kiểu như tôi thì chí ít các bạn học một năm bằng với bảy năm của tôi; các bạn học hai năm thì bằng với mười bốn năm của tôi. Đây là lời nói rất thực tế. Tôi ở Đài Trung mười năm, các bạn ở nơi đây một năm rưỡi là hoàn thành rồi. Nếu không thể khéo dùng cơ duyên này thì thật đáng tiếc. Không phải bạn không có phước báo, mà phước báo thật lớn, thế nhưng khi phước báo lớn đến thì không biết hưởng, vẫn ở trong đây sinh phiền não, thật là đáng tiếc!

Phần trước tôi đã nói với quí vị là “hiếu học tâm thiết”, các bạn đã thiếu bốn chữ này. Thật sự đầy đủ “hiếu học tâm thiết”, bạn đối với thời gian từng giây từng phút đều sẽ không để nó luống qua. Đồng học hội tụ với nhau, từng giây từng phút đều đang nghiên cứu thảo luận. Chúng ta học giảng Kinh, một người giảng, mấy người còn lại nghe, sau khi nghe xong thì đưa ra ý kiến, đưa ra phê bình để giúp nhau cải tiến. Sự giúp cải tiến này không phải là giúp một người, mọi người đều được giúp cả, mọi người đều nâng cao cảnh giới, đâu có thời gian rảnh rỗi mà khởi vọng tưởng? Đây mới gọi là chân thật lo cho đạo. Nhất là quí vị đều từ nơi khác đến Singapore làm khách, thời gian là quí báu hơn cả. Đúng như cái mà người hiện nay gọi là cần tranh thủ từng giây từng phút, chúng ta mới có thể thành công lớn, xây nghiệp lớn. Sự nghiệp lớn này là gia nghiệp của Như Lai, đâu chỉ có giữ thọ mạng không bị tai hại mà thôi. Hy vọng các đồng tu chúng ta nên thể hội thật sự nghĩa chân thật của Như Lai, cần mẫn nỗ lực, y giáo tu hành, tự lợi lợi tha thì đời này chúng ta không uổng phí, sống có ý nghĩa, có giá trị.

Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
Trích trong: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên tập 31

Bài viết liên quan

Vì sao việc ăn uống trong nhà Phật lại là ăn chay?

Thiện Quang

Vì sao công phu của bạn cả đời không đắc lực?

Thiện Quang

Học vi nhân sư, hành vi thế phạm

Thiện Quang

Lục độ Ba La Mật là gì?

Thiện Quang

Một ý niệm nhỏ nhất có thể chấn động hư không pháp giới

Thiện Quang

Niệm Phật thế nào nắm chắc được phần vãng sanh?

Thiện Quang

Ý nghĩa của hai chữ Nhất Thời trong Phật Pháp

Thiện Quang

Pháp môn niệm Phật là thậm thâm vi diệu pháp

Thiện Quang

Thế giới Tây Phương Cực Lạc là đạo tràng đệ nhất

Thiện Quang

Leave a Comment