Pháp Vi Diệu
https://youtu.be/DFq4lkQggkc

Thường vận từ tâm cứu hữu tình, độ tận vô biên chúng sanh khổ

“Thường” là thời gian, vĩnh viễn không gián đoạn, mỗi niệm đều là giúp đỡ tất cả chúng sanh. Niệm Phật thành Phật, không chỉ có ý nguyện vãng sanh Tịnh Độ mà còn có hành vi.

Hai câu ở phía sau:

Kinh văn:
“Thường vận từ tâm bạt hữu tình
Độ tận vô biên khổ chúng sanh”.

Dịch:
Thường vận từ tâm cứu hữu tình,
Độ tận vô biên chúng sanh khổ.

“Thường” là thời gian, vĩnh viễn không gián đoạn, mỗi niệm đều là giúp đỡ tất cả chúng sanh. Niệm Phật thành Phật, không chỉ có ý nguyện vãng sanh Tịnh Độ mà còn có hành vi.

“Độ tận vô biên”, vô biên là nói không gian. Bạn xem, “thường vận” là nói thời gian. Thời không là đem tất cả chúng sanh bao gồm lấy hết, ở trong đây không phân chủng tộc, không phân tộc loại, không phân tôn giáo, trên từ Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, dưới đến chúng sanh ba đường đều phải phổ độ.

Đương nhiên hiện tại chúng ta đang sống ở cõi người liền đặc biệt thân thiết đối với cõi này. Phải có tâm, phải có hành, mỗi giờ mỗi lúc nhớ lấy giúp đỡ những người này. Chúng ta đã kết duyên bằng rất nhiều thứ, chuỗi hạt nhỏ, hình Phật nhỏ, máy niệm Phật nhỏ.

Tịnh tông có rất nhiều kinh điển, có rất nhiều quyển sách nhỏ giải thích giới thiệu, trên người ít nhiều đều phải để vài quyển, lúc nào cũng có thể kết duyên với người. Bạn kết duyên xong rồi, chí ít một tuần lễ bạn đến đây một vài lần để tặng thêm. Nếu ở đây chúng ta không còn nữa thì mau in tiếp ra, bổ sung tiếp. Nhất định phải có tâm phổ độ chúng sanh.

Không luận ở nơi nào, không luận ở trường hợp nào, chúng ta phải đem pháp môn này giới thiệu với mọi người, đó mới là đệ tử Di Đà. Thực tế nếu không có thứ gì, chắp tay niệm một câu A Di Đà Phật để cho họ nghe lọt vào tai cũng đã kết duyên với họ, cũng đem Di Đà giới thiệu cho họ. Cái đạo lý này không thể không hiểu, đây là chân thật có tâm từ bi.

“Bạt hữu tình”, hữu tình chính là chỉ chúng sanh luân hồi các cõi. Chúng sanh sáu cõi đều khổ. Dục giới có khổ khổ, có hoại khổ, có hành khổ. Sắc giới tuy không có khổ khổ nhưng họ có hoại khổ, có hành khổ.

Vô sắc giới thiên, chúng ta thường giảng là phàm phu cao cấp, họ ngay đến thân cũng không cần. Các vị phải ghi nhớ, họ ngay đến thân cũng không cần nhưng thân kiến chưa phá, họ còn có thân kiến, cho nên họ vẫn là phàm phu, họ vẫn còn luân hồi. Tại vì sao họ không cần thân? Cái thân này rất phiền phức, “thân là gốc khổ”, họ biết được cái thân này không tốt, cái thân này mỗi ngày phải ăn cơm, phải mặc áo, nếu không cẩn thận thì sanh bệnh, bạn nói xem có nhiều phiền phức đến như vậy nên phàm phu cao cấp họ không cần cái thân này. Cho nên, những thiên nhân của Vô Sắc Giới không có thân thể.

Lão Tử Trung Quốc chúng ta cũng cừ khôi. Bạn xem Lão Tử trong quyển sách này đã nói: “Ta có mối lo lớn, vì ta có cái thân”. Ông nói ta có mối lo lớn nhất là gì vậy? Vì có cái thân này, cái thân này là mối lo lớn nhất của ông, ông giác ngộ được. Tuy cái thân tướng này ông không cần nhưng thân kiến chưa phá nên vẫn là phàm phu, vẫn không ra khỏi ba cõi, vẫn không thể vào được câu lạc bộ của thánh nhân.

Người cõi trời Vô Sắc cũng là phàm phu, tuy họ không có hoại khổ nhưng họ có hành khổ. Hành khổ chính là họ có thọ mạng. Phi Phi Tưởng Thiên thọ mạng tám vạn đại kiếp. Khi thọ mạng đến vẫn là phải đọa lạc, đây không phải là pháp cứu cánh. Cho nên chúng sanh hữu tình sáu cõi đều khổ, Phật Bồ Tát xem thấy “thường dùng tâm từ” để giúp đỡ họ, đó là tâm đại từ bi cứu độ họ.

Thế nhưng Phật Bồ Tát giúp đỡ chúng sanh sáu cõi, dục giới thì có thể giúp được, sắc giới cũng có thể giúp được, vô sắc giới thì không giúp được. Thiên nhân vô sắc giới phần nhiều là sống ở trong định, họ ở trong cảnh giới định, họ không có sắc tướng, trong Phật kinh chúng ta gọi là trường thọ thiên.

Nhà Phật nói tám nạn, trường thọ thiên là một trong tám nạn. Hay nói cách khác, sanh đến trời vô sắc giới thì bạn dính vào một trong tám nạn, thọ mạng rất dài, nhưng ngay trong thời gian dài đến như vậy không nghe được Phật pháp. Đối với tu học Phật pháp sanh ra chướng ngại nghiêm trọng thì nhà Phật gọi là gặp nạn.

Đối với chúng sanh sắc giới cùng dục giới, Phật luôn là tận tâm, tận lực giúp đỡ họ. Chư Phật Bồ Tát ở ngay trong đó tùy loại hóa thân, tùy cơ nói pháp. Chúng ta phải học tập theo chư Phật Bồ Tát, tất cả lúc, tất cả nơi, gặp được tất cả chúng sanh thì tận tâm, tận lực giúp đỡ họ, nhất là giúp họ nhận thức Phật giáo.

Phật giáo đã lưu truyền ở thế gian cũng sắp gần 3.000 năm, quá khứ không vấn đề gì, nhưng cận đại thì có vấn đề. Phàm hễ một pháp môn khi thời gian truyền đã quá lâu thì luôn là không tránh khỏi có một số tà tri tà kiến xen tạp ở trong đó.

Phật pháp không những là không thuần, Phật pháp bị họ làm cho loạn. Những đại chúng học Phật, người chân thật vào được kinh tạng thì không nhiều. Quả nhiên vào được kinh tạng thì không cần phải lo. Kinh tạng là tiêu chuẩn thuần chân, không thể dạy sai. Không đọc kinh, không nghe kinh, mà thông thường chỉ thắp hương, lễ Phật, đi hội miếu, những thứ này đích thực là mê tín.

Những người này đều là người tốt, đều là người lương thiện, thế nhưng hành trì của họ tạo thành một kết quả không tốt cho xã hội. Mọi người cho rằng Phật giáo là mê tín, cho nên phần tử tri thức không thể tiếp nhận, phần tử tri thức sanh ra hiểu lầm nghiêm trọng đối với Phật giáo.

Phần tử tri thức trong xã hội có sức ảnh hưởng rất to lớn, đã chướng ngại rất nhiều pháp duyên của chúng sanh, cho nên chúng ta phải giới thiệu, phải làm phần tử tri thức hiểu cái gì là Phật pháp. Cho nên, những quyển sách Phật pháp cơ bản, khái niệm cơ bản, nhận thức cơ bản đối với Phật pháp như Nhận Thức Phật Giáo, Truyền Thụ Tam Quy, Tam Quy Ngũ Giới, chúng ta phải tuyên truyền rộng khắp.

Trước tiên phải làm cho phần tử tri thức xã hội hiểu rõ Phật pháp không phải là mê tín, Phật pháp không phải là tiêu cực, Phật pháp đối với xã hội, nhất là đối với xã hội hiện tại, đối với mỗi một người có lợi ích chân thật, có chỗ tốt chân thật. Họ từ chỗ này giác ngộ thì độ được nhiều chúng sanh, liền có thể phổ độ chúng sanh.

Sau khi vào được cửa Phật rồi, nhà Phật rất nhiều tông phái, rất nhiều điển tích, họ chính mình liền sẽ chọn lựa. Cho nên chúng ta giúp đỡ chúng sanh cũng phải phân ra mấy giai đoạn để giúp đỡ họ. Chúng ta học phật, quy y tam bảo, là đệ tử Tam Bảo, nhất là làm đệ tử Di Đà, chúng ta có trách nhiệm, có sứ mạng phải nên như vậy mà làm….

Trích đoạn trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Hòa Thượng – Pháp Sư Tịnh Không
Tập 85-86

Bài viết liên quan

Niệm danh hiệu A Di Đà Phật trừ bỏ tạp niệm vọng tưởng

Thiện Quang

Thế giới Cực Lạc là mục tiêu, việc đại sự một đời

Thiện Quang

Kẻ Ngũ Nghịch Thập Ác lâm chung niệm Phật mười niệm cũng sanh về Cực Lạc

Thiện Quang

Nguyện thứ 14: Nguyện chạm Quang minh được an lạc

Thiện Quang

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm 7: Quyết Thành Chánh Giác tập 3

Thiện Quang

Nguyện chúng sanh ở vô lượng thế giới đồng chứng Phật quả

Thiện Quang

Thế giới Cực Lạc từ đâu mà có?

Thiện Quang

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm 7: Quyết Thành Chánh Giác tập 1

Thiện Quang

Vì muốn làm cho hết thảy chúng sanh đắc đại Bồ Đề

Thiện Quang
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận