Pháp Vi Diệu
https://youtu.be/piRs9LYDPws

Dù thân nát trong các khổ, tâm không thối chuyển

Con nguyền quyết định kiên cố tu, xin Phật thánh trí chứng biết cho, dù cho thân nát trong các khổ, nguyện tâm như vậy thề không thối.

Kinh văn đoạn sau cùng, đây là tổng kết:

Kinh văn:
“Ngã hành quyết định kiên cố lực
Duy Phật thánh trí năng chứng tri
Túng sử thân chỉ chư khổ trung
Như thị nguyện tâm vĩnh bất thoái”.

Dịch:
Con nguyền quyết định kiên cố tu,
Xin Phật thánh trí chứng biết cho,
Dù cho thân nát trong các khổ,
Nguyện tâm như vậy thề không thối.

A Di Đà Phật thị hiện ở nhân địa tu hành làm một tấm gương cho chúng ta. Phía trước là nguyện của Ngài đã phát, là tổng cương lĩnh Ngài tu hành, tự hành hóa tha, tổng nguyên tắc. Tinh thần của 48 nguyện đều ở ngay trong chín câu kệ này, bao hàm hết thảy. Tinh thần của A Di Đà Phật ở đâu? Chính ở ngay trong chín câu kệ này, chúng ta học Phật quyết không thể xem thường. Thị hiện sau cùng là từ bi đến cực điểm, then chốt thành bại ở chỗ này. Vì sao chúng ta không thể thành tựu? Không có nguyện lực kiên cố của Ngài. Bạn xem thấy Ngài “ngã hành quyết định kiến cố lực”. Trong chín câu kệ đã nói, mỗi câu mỗi chữ đều là “quyết định kiên cố lực”. Ai có thể làm chứng minh cho Ngài? Chỉ có Phật mới có thể làm chứng minh cho Ngài, cho nên “duy Phật thánh trí năng chứng tri”. Hoằng nguyện của Bồ Tát chỉ có Phật biết, chỉ có Phật có thể làm chứng minh cho Ngài. Phật biết được, Phật chứng minh, Phật quyết định liền gia trì, đây là đạo lý nhất định. Ngày nay chúng ta ở địa vị phàm phu, tu học của chúng ta, giáo hóa của chúng ta nhất định phải được Phật lực gia trì. Không được Phật lực gia trì, không những giáo nghĩa của Kinh giáo bạn không hiểu, mà người khác nói với bạn bạn cũng không hiểu được. Người nói người nghe đều phải được Phật lực gia trì.

Đạo tràng này của chúng ta thù thắng, giảng đường thù thắng, niệm Phật đường thù thắng. Trong đồng tu chúng ta có một số người đều biết, chư Phật Như Lai thường ở nơi đây, Bồ Tát thánh chúng, thiên long thiện thần cũng rất nhiều. Lại nói với các vị, ma cũng không ít, cũng lẫn lộn ngay trong thiện thần hộ pháp. Thế nhưng chúng ta làm được rất đúng pháp thì ma cũng tán thán, ma cũng gật đầu. Nhưng bạn phải nên biết, tuy là họ tán thán, tuy là gật đầu, tuyệt nhiên không phải là hảo ý thật. Họ ở nơi đó quán sát, tìm tâm bệnh của bạn, chỉ cần bạn có chỗ nào không đúng pháp, bị họ nắm lấy rồi thì họ liền tìm bạn gây phiền não. Thí dụ như nghe Kinh, nghe Kinh thời gian ngắn, chỉ có hai giờ, trong hai giờ đồng hồ có một số người ngồi ở đây nghe rất không thoải mái, đầu thì phát nóng, chân thì đau nhức, đó là gì vậy? Là ma chướng, ma đến nhiễu loạn. Thời gian niệm Phật đường thì càng nhiều. Sự việc này thì thường hay có. Phàm hễ gặp những sự việc này phải sanh tâm sám hối. Cho nên ma ở ngay chỗ này của chúng ta không phải là không tốt, tôi cảm thấy cũng không tệ, khiến cho chúng ta có tâm cảnh giác cao. Không chỉ mọi thứ đều phải đúng pháp, mà mỗi niệm đều đúng phải pháp. Không đúng pháp thì sao? Không đúng pháp thì chúng liền đến gây phiền phức. Cho nên họ ở nơi đây xúc tiến chúng ta, để cảnh sách chúng ta, vì vậy tôi không chán ghét họ, tôi cũng rất hoan nghênh họ, có họ ở đây chúng ta không dám giải đãi, không dám phóng túng. Đây là tình hình hiện thực của chúng ta, chúng ta phải biết được.

Hai câu phía sau, chúng ta phải học tập với Tỳ Kheo Pháp Tạng. “Túng sử thân chỉ chư khổ trung”, chính mình tu học khổ. Bạn xem, các vị đồng tu học Kinh phải viết bản thảo, buổi tối mỗi ngày phải viết đến hai ba giờ, sáng sớm thức dậy còn phải đi công phu sớm. Không công phu sớm thì ma liền thắng thế, gây phiền phức, thần hộ pháp cũng không hộ. Thế nên chính mình rất là khổ cực, thậm chí đến ngủ nghỉ không đủ, nghe giảng, niệm Phật đều ngủ gật, chính mình tu hành rất khổ. Độ chúng sanh thì càng khổ. Có lúc chúng sanh không những không tiếp nhận, mà hảo ý của bạn họ cũng xem thành là ác ý, còn tìm đến gây phiền phức, còn làm cho bạn sanh phiền não, thậm chí còn đến hủy báng, đố kỵ, chướng ngại, cho đến nhiều cách phá hoại. Những sự việc này đều là rất bình thường, rất thường khi. Khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, trong tăng đoàn của chính Ngài có lục quần Tỳ Kheo, học trò không nghe lời gây rối, bên ngoài có ngoại đạo, có ma vương Ba Tuần. Đây là Phật thị hiện ra để cho chúng ta xem. Phật tự hành hóa tha đều có chướng ngại đến như vậy, chúng ta muốn tự hành hóa tha mà không có chướng ngại thì không thể làm được. Phật thì có phước báo lớn đến như vậy mà còn gặp ma sự. Ngày nay chúng ta gặp ma sự, tâm liền rất bình hòa, bình thường. Nếu như không có ma sự thì khác thường, rất kỳ lạ. Đạo tràng xây dựng ở nơi đây người đố kỵ nhiều. Không chỉ người đố kỵ, quỷ cũng đố kỵ. Nếu chúng ta không cố gắng mà làm, quỷ thần liền gây phiền phức, liền đến gây rối. Cho nên chúng ta luôn là dùng cái tâm cảm kích, chăm chỉ nỗ lực, vui vẻ tiếp nhận giám sát của họ, tiếp nhận nhắc nhở của họ.

Cho dù thân ở ngay trong các khổ, “như thị nguyện tâm vĩnh bất thoái”. Nguyện hành tương bổ, nguyện giúp cho hành, hành thực tiễn nguyện vọng, trên đạo Bồ Đề tự nhiên liền thuận buồm xuôi gió, liền không thoái chuyển. Phàm hễ thoái chuyển thì vấn đề đều xảy ra ở nơi hạnh nguyện. Có nguyện không có hành thì thoái chuyển, có hành không có nguyện cũng sẽ thoái chuyển. Hành nguyện tương ưng, hành nguyện tương bổ tương thành mới có thể giữ lấy vĩnh viễn bất thoái.

Phẩm thứ tư giảng đến chỗ này thì giảng xong rồi. Tổng hợp phẩm Kinh này có mười câu kệ. Trong mười câu kệ chúng ta đem nó quy nạp lại, Ngài nói ra cũng không ngoài ba sự việc. Đối với chính mình, Pháp Tạng cầu nguyện sớm ngày thành Phật. Chỉ có làm Phật mới có thể làm đạo sư của chúng sanh, giáo hóa chúng sanh. Đó là tự cầu. Sau khi tự cầu viên mãn, quyết định phải lợi tha. Thực tế mà nói, Bồ Tát chính mình cần khổ tu học là vì cái gì? Vì người khác, không phải vì chính mình. Ngài giác ngộ rồi, Ngài tường tận rồi, hư không pháp giới tất cả chúng sanh là chính mình, không phải người khác, cho nên từ ngay chỗ này hưng khởi “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”. Đây gọi là Phật tri Phật kiến, trên Kinh Pháp Hoa nói là “vào tri kiến Phật”. Chúng ta đến một hôm nào đó cũng sẽ phát hiện, cũng nhận thức rõ ràng, cũng khẳng định hư không pháp giới tất cả chúng sanh là chính mình. Vì sao là chính mình? Một niệm tự tánh biến hiện ra. Tất cả chúng sanh mà chỗ này nói không chỉ có chúng sanh hữu tình, chúng sanh vô tình cũng bao gồm trong đó, hiện tại gọi là thực vật, động vật, khoáng vật, còn bao gồm tất cả hiện tượng tự nhiên, thảy đều là một niệm tự tánh biến hiện ra. Trên Kinh Hoa Nghiêm nói: “Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Tâm thức chính là một niệm tự tánh. Hư không pháp giới là chính mình, tất cả chúng sanh là chính mình, cho nên trên KinhĐại Thừa thường nói “sanh Phật không hai, tánh tướng tương đồng”. Nếu bạn chân thật hiểu rõ hai câu nói này, thấu triệt hai câu nói này, bạn liền vào tri kiến Phật, bạn không phải là tri kiến phàm phu, bạn là Phật tri Phật kiến. Tri kiến đồng Phật thì làm gì mà không làm Phật chứ? Bạn liền thành Phật. Cái kiến giải này, loại vũ trụ nhân sanh quan này là chư Phật Như Lai, là chư đại Bồ Tát. Nếu như phàm phu cũng có loại vũ trụ nhân sanh quan này thì phàm phu này liền thành Phật, phàm phu này liền chứng được Pháp Thân Đại Sĩ.

Sau khi làm Phật làm Bồ Tát thì chỉ có một sự việc là thường hành lục độ, độ sanh thành Phật. Chính mình dùng phương pháp lục độ này để thành tựu, còn dùng phương pháp này để giúp đỡ tất cả chúng sanh. Không chỉ Ngài Pháp Tạng dùng phương pháp này để thành Phật, xin nói với các vị, mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai đều là dùng phương pháp này để thành tựu. Quả nhiên thật rõ ràng, thật tường tận rồi, các vị thử nghĩ xem, không bố thí có được không? Không được. Nhất định phải từ chỗ này mà bắt tay vào. Bạn bố thí càng sạch trơn thì càng an vui, càng sạch trơn thì càng tự tại. Mọi người đều hy vọng chính mình có trí tuệ, tại vì sao trí tuệ không thể hiện tiền? Tham-sân-si đã che mất rồi. Bạn đều hiểu được, bạn nghe được rất nhiều, bạn lấy cái tấm đậy này của bạn bỏ đi thì trí tuệ của bạn không thể hiện tiền hay sao?

Tham cái gì? Tham tài, tham danh, tham sắc, tham lợi. Bạn đem những thứ này thảy đều bỏ đi, thảy đều bố thí hết, thảy đều xả hết thì trí tuệ của bạn liền hiện tiền. Bỏ đi một phần liền sanh một phần trí tuệ, bỏ đi hai phần liền sanh hai phần trí tuệ, nếu bạn muốn trí tuệ viên mãn thì bạn phải xả được sạch trơn. Đó là chân lý, là chân tướng sự thật, không thể không biết, không thể không nỗ lực đi làm. Cho nên Bồ Tát tự hành cũng dùng phương pháp này độ chúng sanh, giúp đỡ chúng sanh thành Phật, giúp đỡ chúng sanh làm Phật, làm Bồ Tát. Chư Phật Như Lai tu hành chứng quả là vì việc này. Ngày nay chúng ta phát tâm, ngày nay chúng ta cũng đang tự hành hóa tha, với quan niệm lý luận của chư Phật Như Lai, với hình tướng của chư Phật Như Lai, chúng ta có tương ưng hay không tương ưng? Chúng ta phải thường hay phản tỉnh. Quả nhiên tương ưng, chúng ta liền đúng pháp, công phu của chúng ta liền đắc lực. Thực tế mà nói, 48 nguyện quá dài, không dễ nhớ, mười bài kệ này dễ nhớ, mười bài kệ này chính là tổng cương lĩnh của 48 nguyện. Nghĩ xem chúng ta cùng mười bài kệ này nói có tương ưng hay không? Không thể không chăm chỉ nỗ lực học tập, công đức lợi ích là vĩnh viễn không còn sanh tử luân hồi nữa.

Sanh tử luân hồi quá khổ, hiện tại làm người rất khổ, làm súc sanh, làm ngạ quỷ, đọa địa ngục càng khổ, khổ không nói ra lời. Nếu như học Phật không gặp được pháp môn này, thực tế mà nói là thật không có phước báo, muốn ở ngay trong một đời này siêu việt sáu cõi luân hồi, muốn ở ngay trong một đời này thoát khỏi ba đường ác thật là không dễ dàng? Chúng ta gặp được pháp môn này phải biết trân trọng, cơ duyên rất là khó được. Chúng ta không thể nghĩ rằng, chúng ta ở nơi đây thời gian rất lâu, năm nay không được thì năm tới, năm tới không được thì năm tới nữa, mười năm không được thì hai mươi năm, làm gì có được việc dễ dàng đến như vậy? Đầu năm dân quốc, cư sĩ Âu Dương Cảnh Vô ở Nam Kinh thành lập học viện, cũng là đã làm kế hoạch dài lâu để bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp, nhưng chỉ làm được hai năm thì vĩnh viễn dừng lại. Do nguyên nhân gì vậy? Chiến tranh quân phiệt, xã hội động loạn, bức ép không cách gì làm tiếp được. Thời tiết nhân duyên rất không dễ gì có được. Hiện tại thế gian này là độngloạn, trên thế giới chỗ nào có thể an toàn? Không tìm được. Làm sao biết được lúc nào động loạn!Làn sóng đưa đến xã hội này chúng ta cũng sẽ ép chúng ta phải giải tán. Cho nên cái hội này ngày nay chúng ta thật khó được, thật không dễ dàng. Hy vọng mọi người trân trọng, cố gắng nỗ lực, cầu Phật Bồ Tát bảo hộ ở ngay trong đại động loạn, hy vọng Singapore có thể bình an vượt qua, không bị ảnh hưởng.

Chúng ta rất là hy vọng có thể ở nơi đây giảng viên mãnKinh Hoa Nghiêm, chúng ta dự định mười năm đến mười lăm năm. Phước báo lớn! Nếu như khu vực Đông Nam Á này không an định, bộ Kinh này của chúng ta rất khó giảng được viên mãn. Làm thế nào cầu được chư Phật Bồ Tát bảo hộ? Chúng ta phải dùng hành vi để cầu, cầu ở cửa miệng không ích gì. Cho rằng thắp một cây hương, cúi đầu vài cái, cúng một ít trái cây, đút lót hối lộ, Phật Bồ Tát liền đáp ứng bảo hộ bạn. Làm gì có việc dễ dàng vậy? Tâm chân thành cảm ứng, chúng ta dùng tâm chân thành mà làm, Phật Bồ Tát xem thấy hoan hỉ mới gia trì chúng ta, long thiên thiện thần mới hộ trì nơi này, cho dù có tai nạn thì tai nạn có thể giảm ít, có thể giảm nhẹ, pháp hội của chúng ta không đến nỗi gián đoạn, vẫn có thể tiếp tục. Đây chính là đại phước báo của nơi đây. Người khác không biết được sự việc này, chúng ta không cần phải đi trách người. Chúng ta biết được thì chính mình nhất định phải chăm chỉ nỗ lực mà làm. Đây là Phật sự, là gia nghiệp Như Lai.

Bồ Tát Pháp Tạng có hai đại hoằng nguyện là tự lợi, lợi tha, cho nên cảm được cõi tịnh. Trong kệ tụng thứ tám, Thế giới Cực Lạc là bổn nguyện của Di Đà cảm ứng hiện tiền. Thành tựu một cõi tịnh này, tác dụng của nó chính là phải độ tận chúng sanh. Bạn xem, cái nguyện lực này vĩ đại đến như vậy, cho nên được chư Phật tán thán. Trong tất cả Kinh, có KinhĐại Thừa được một vị Phật, hai vị Phật, ba bốn năm vị Phật tán thán, nhưng được mười phương ba đời tất cả chư Phật tán thán thì chưa thấy qua. Chỉ có hai bộ Kinhđược tất cả chư Phật đều tán thán,đó là bộ Kinh này và bộ Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh. Hai bộ Kinh này là được tất cả chư Phật tán thán. Chư Phật Như Lai tán thán A Di Đà Phật là tán thán cái gì? Tán thán nguyện lực hoằng thâm của Ngài, hạnh nguyện không thể nghĩ bàn,Ngài phát nguyện muốn độ hết thảy tất cả chúng sanh, cho nên chư Phật tán thán. Tại vì sao vậy? Chư Phật phát nguyện độ chúng sanh nhưng vẫn chưa phát nguyện được lớn đến như vậy. Ta muốn độ chúng sanh thế giới này, ta muốn độ chúng sanh đại thiên thế giới này, không hề nghĩ đến muốn độ tận hư không, khắp pháp giới tất cả chúng sanh. A Di Đà Phật nghĩ đến,đây là chỗ chư Phật Như Lai không thể không bội phục.

Chư Phật Như Lai tại vì sao tán thán Bồ Tát Địa Tạng? Bồ Tát Địa Tạng đại biểu hiếu đạo. Hiếu đạo là đại căn đại bổn chư Phật Bồ Tát tu hành, không thể không tán thán. Mỗi một vị Phật Bồ Tát đều là từ pháp môn nàytu học thành tựu, cho nên mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai đều là học trò của Ngài Địa Tạng. Vì sao nói là học trò của Ngài Địa Tạng? Đều là nói hiếu thân tôn sư, là học trò trong cái pháp môn này. Địa Tạng biểu thị hiếu thân tôn sư, mỗimỗi đều là từ pháp môn hiếu thân tôn sư này mà thành tựu, cho nên đây là pháp cơ bản trong pháp Bồ Tát. Xả bỏ căn bản thì không thể thành tựu. Tất cả chư Phật tán thán, đạo lý là như vậy.

Chúng ta tu học Đại thừa, tu học Tịnh Độ, cầu nguyện vãng sanh, phải ghi nhớ điều kiện vãng sanh cơ bản là Tam Phước. Bạn nên biết tín-nguyện-hạnh, ba tư lương là xây dựng trên nền tảng tam phước, không có tam phước thì làm gì có ba tư lương. Cái thứ nhất trong tam phước là “hiếu dưỡngphụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, bạn có làm được hay không? Việc này dễ làm hơn rất nhiều so với đoạn kiến tư phiền não. Đoạn kiến tư phiền não không dễ dàng. Quyết tâm phụng hành bốn câu này không khó. Tín-Nguyện-Hạnh của chúng ta từ ngay chỗ này mà xây dựng thì ngay trong một đời này mới có thể quyết định vãng sanh. Cho nên các vị nhất định phải ghi nhớ, không có một vị Phật Bồ Tát nào mà không hiếu thuận cha mẹ, không có vị Phật Bồ Tát nào mà không phụng sự sư trưởng. Chúng ta ngay một đời thành tựu, hai người này có ân đức rất lớn đối với chúng ta. Cho nên trong pháp Bồ Tát dạy chúng ta “tri ân báo ân”. Tri ân báo ân là ở trong Kinh Đại Bát Nhã, Bồ Tát Nhị Địa đã tu, đây là một trong tám khóa mục. Trong tri ân báo ân tinh yếu nhất chính là ân cha mẹ và ân sư trưởng. Phật Bồ Tát là sư trưởng của chúng ta. Ý nghĩa này rất sâu rất rộng, cho nên Ngài mới phát nguyện độ tận chúng sanh.

Đây là đại ý toàn văn mười bài kệ của phẩm thứ tư. Phẩm này nói ra ba sự việc này, chúng ta đọc rồi biết được phải học tập thế nào. Tỳ kheo Pháp Tạng y theo hạnh nguyện này mà học tập, cảm được cõi Tây Phương Cực Lạc. Đồng tu chúng ta chính mình nghĩ xem, ngày nay nếu như chúng ta phát tâm y giáo phụng hành, chăm chỉ nỗ lực học tập, có thể cảm ra được một gốc Tịnh Độ Singapore này hay không? Tôi nghĩ cái đáp án này là khẳng định. Đây là thành tựu công đức của chúng ta đối với chính mình, đối với chúng sanh. Hy vọng mọi người phải trân trọng, phải nỗ lực.

Trích đoạn trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Hòa Thượng – Pháp Sư Tịnh Không
Tập 86

Bài viết liên quan

Nguyện thứ 27 của Phật A Di Đà: Nguyện tu thù thắng hạnh

Thiện Quang

Nguyện thứ 46: Nguyện được môn Tổng trì

Thiện Quang

Ngày nay việc quan trọng nhất là sanh đến Thế giới Cực Lạc

Thiện Quang

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm 7: Quyết Thành Chánh Giác tập 4

Thiện Quang

Người vãng sanh Cực Lạc không chỉ là bậc Thượng Thiện…

Thiện Quang

Ba thứ của Bồ Đề Tâm

Thiện Quang

Trí huệ rộng lớn như biển cả, nội tâm thanh tịnh dứt trần lao

Thiện Quang

Nguyện thứ 19: Nguyện nghe danh phát tâm phần 2

Thiện Quang

Vãng sanh Cực Lạc thấp nhất phải chuẩn bị điều kiện này

Thiện Quang
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận