Pháp Ngữ

Bồ Tát vì sao mà có thể thoái chuyển?

Bồ Tát đến địa vị nào mới không thoái chuyển? Bát địa. Bát địa gọi là bất động địa. Do đây có thể biết, Bồ Tát thất địa vẫn sẽ thoái chuyển.

Dứt sạch gốc khổ sanh tử – Sanh tử căn bản là gì?

Kiến tư, dùng lời hiện tại để nói, kiến là kiến giải sai lầm, tư là tư tưởng sai lầm, cũng chính là cái thấy của bạn sai lầm, cách nghĩ của bạn sai lầm, cách nghĩ cách nhìn này đều rơi vào trong phân biệt, chấp trước. Người mê, người không giác ngộ đều sẽ nói cách nghĩ của tôi, cách nhìn của tôi, họ không biết cách nghĩ của họ sai, cách nhìn của họ cũng sai.

Thích Ca Mâu Ni Phật ở trên Kinh nói với chúng ta, trước khi bạn chưa chứng được A La Hán quả thì không thể tin tưởng cách nhìn của bạn, không thể tin tưởng cách nghĩ của bạn. Vì sao vậy? Vì bạn mê hoặc điên đảo, không có giác ngộ. A La Hán mới là chánh giác, Bồ Tát là chánh đẳng chánh giác, Phật là vô thượng chánh đẳng chánh giác (chánh chính là không tà, chánh là không có sai lầm), họ có thể tin tưởng cách nhìn cách nghĩ của chính mình. Vậy thì các vị thử nghĩ xem, điều kiện chánh giác của A La Hán là gì? Là đã đoạn kiến tư phiền não rồi, nếu dùng lời của Kinh Kim Cangmà nói là đã phá được bốn tướng.

Ngày trước chúng ta đọc Kinh chưa thâm nhập, lơ là qua loa, luôn cho rằng Tiểu thừa nhất định phải đến A La Hán mới xem là thành tựu, Tu Đà Hoàn không để ở trong mắt. Kinh Kim Cang mọi người đều đọc rất quen thuộc, nhưng mọi người xem thường đi sự việc này. Chúng ta đọc ở trong Kinh Kim Cang, người chứng được quả Tu Đà Hoàn không còn tưởng Tu Đà Hoàn, họ chính mình không có nói “tôi chứng được quả Tu Đà Hoàn”. Nếu họ có cái cách nghĩ này, Thế Tôn liền không nói họ đã chứng quả Tu Đà Hoàn.

Như vậy chúng ta mới hiểu rõ, quả Tu Đà Hoàn không dễ dàng gì chứng được. Tại vì sao vậy? Cũng phải lìa bốn tướng, tức là vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng thì bạn mới có thể chứng được quả Tu Đà Hoàn. Cho nên phá được bốn tướng, công phu có cạn sâu rộng hẹp khác nhau.

Công phu của Tu Đà Hoàn thì nhỏ hẹp, là cạn, nhưng cũng lìa khỏi bốn tướng. Chỗ này đáng được chúng ta chú ý. Chúng ta bình thường chính mình đọc Kinh, giảng Kinh đều là xem thường đi sự việc này, đều chú trọng ở giải thích danh tướng, không hề thể hội được tinh nghĩa tinh hoa trong đó, không thể hội được nghĩa lý, cho nên không được thọ dụng.

Phía trước đã báo cáo qua với các vị, vào đạo lối đi quan trọng nhất là phát nguyện. Phát tâm là đầu, cho nên học pháp môn, tu hành quan trọng nhất là trước tiên lập nguyện đoạn phiền não, nhất định phải lập đại nguyện này, phải “bạt chư cần khổ sanh tử căn bổn”. Chỗ này là nguyện thứ ba trong tứ hoằng thệ nguyện. “Thành Phật đạo”, “tốc thành vô thượng chánh đẳng chánh giác”, chỗ này nói chứng quả. Nhất định phải chứng quả, không chứng quả quyết định sẽ thoái chuyển. Phật trong Đại Tiểu thừa đều nói với chúng ta, Bồ Tát đến địa vị nào mới không thoái chuyển? Bát địa. Bát địa gọi là bất động địa. Do đây có thể biết, Bồ Tát thất địa vẫn sẽ thoái chuyển.

Ở trên Kinh điển nói qua với chúng ta, thoái chuyển cũng có mức thấp nhất. Như trong trường học, bạn không học tốt bài khóa thìsẽ ở lại lớp. Ở lại lớp chính là thoái chuyển, người khác đều nâng cấp, bạn thì lưu cấp, có khi còn bị giáng cấp, bạn là năm thứ ba, đem bạn giáng xuống năm thứ hai, giáng xuống năm thứ nhất, vậy càng kém hơn. Thế nhưng sẽ không khai trừ, năm thứ nhất là thấp nhất, bắt đầu học lại từ đầu, không hề khai trừ bạn đi. Cho nên Tiểu thừa thoái chuyển là Tu Đà Hoàn. Bồ Tát Đại Thừa chúng ta thường gọi là tam bất thoái, Bồ Tát thấp nhất không thể thoái chuyển đến Thanh văn, gọi là hành bất thoái. Đại Bồ Tát thoái chuyển không thể thoái chuyển đến sơ địa. Sơ địa là mức thấp nhất của họ, gọi là niệm bất thoái.

Tại vì sao họ có mức độ thấp nhất không còn thoái chuyển đọa lạc? Kiến giải của họ chính xác, cũng chính là nói tư tưởng kiến giải của họ chính xác. Tại vì sao có thể thoái chuyển? Tập khí phiền não rất nặng, bên ngoài mê hoặc quá nhiều, họ không chịu nổi, thoái chuyển rồi. Thế nhưng tri kiến của họ không thể thoái chuyển, nhận biết của họ không thể thoái chuyển. Không thể tránh khỏi mê hoặc của phiền não nên thoái chuyển, biết rõ mà cố phạm; phàm phu có cái tình hình này, Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát cũng có tình hình này.

Trong Kinh Phật có thí dụ, Sư Tử Giác, Vô Trước, Thiên Thân Bồ Tát ba huynh đệ, câu chuyện này có rất nhiều người biết. Trong huynh đệ của họ, Sư Tử Giác là huynh trưởng, là huynh mấy tôi không nhớ rõ ràng, công phu không tệ, sanh lên trời Đâu Suất. Họ cùng nhau hẹn ước, sau khi anh lên trời Đâu Suất rồi phải quay trở lại báo tin.

Thế nhưng sau khi Sư Tử Giác đi rồi, rất nhiều năm không có tin tức. Bồ Tát Vô Trước vãng sanh là sanh Đâu Suất nội viện. Bồ Tát Vô Trước sau khi vãng sanh ba năm thì trở lại nói với Thiên Thân (Thiên Thân là tiểu đệ) tình hình vãng sanh đến trời Đâu Suất. Bồ Tát Thiên Thân nói với Ngài: “Huynh đi vì sao mà lâu đến như vậy mới trở lại? ”. Ngài nói: “Đâu có lâu, ta chỉ có đi một vòng cung trời Đâu Suất thì lập tức quay về”.

Trời Đâu Suất một năm là nhân gian chúng ta bốn trăm năm, Ngài vừa đến nơi đó là vội vàng trở lại báo tin thì đã ba năm ở nhân gian. Thiên Thân liền hỏi Ngài:“Sư Tử Giác thì sao? ”. Ngài nói:“Sư Tử Giác mê hoặc rồi”. Trời Đâu Suất là ở nội viện. Ngoại viện hưởng thọ năm dục sáu trần, phàm phu không thể so sánh, trời Đao Lợi cũng không thể so sánh, trời Dạ Ma cũng không thể so sánh, ông đã bị những thiên nữ mê hoặc rồi, chưa hề đi đến nội viện. Đây không phải là Bồ Tát thoái chuyển hay sao? Nếu bạn hỏi Bồ Tát vì sao mà có thể thoái chuyển? Bồ Tát chính là như thế mà thoái chuyển. Bồ Tát còn thoái chuyển, vậy thì Thanh văn càng không cần phải nói, Thanh văn càng dễ dàng thoái chuyển. Đây chính là chúng ta thường nói không ngăn nổi mê hoặc của vật chất.

Phàm phu chúng ta tu hành, một điều khổ nạn lớn nhất là quá xem trọng cái sinh mạng của chính mình thìsẽ thoái chuyển. Đầu óc của bạn sẽ nghĩ làm thế nào để bảo dưỡngthân thể của chính mình, tâm của bạn không còn ở đạo. Người chân thật có công phu, người có thành tựu, cái sinh mạng này hoàn toàn không hề gì, quyết không phải vì sinh mạng mà lo nghĩ. Thân thể tất cả tùy duyên, mỗi niệm cầu sanh Tịnh Độ, mỗi niệm ở vô thượng đạo, làm thế nào vì thân thể này mà lo nghĩ? Ăn uống đi đứng tất cả tùy duyên.

Phật năm xưa khất thực, người ta cho cái gì thì ăn thứ đó. Phật không có thông báo với họ là ngày mai tôi đến nhà anh khất thực, các vị cho thứ gì thì ăn thứ đó. Hơn nữa người giàu có thế gian này ít, người nghèo khó nhiều, Phật khất thực không hề chọn nhà nào có tiền để khất thực. Ngài bình đẳng khất thực, nhà nào cũng khất thực. Người nghèo khổ nhiều, những cơm thức ăn đó chúng ta không cần nghĩ cũng biết, làm gì có chú trọng đến dinh dưỡng? Cho nên người có địa vị trong xã hội này, người có tiền của chú trọng bảo dưỡng thân này quá mức, kết quả bảo dưỡng ra một thân bệnh hoạn.

Lần này tôi đến thăm viếng Bắc Kinh, nơi ngoại ô của Bắc Kinh, tôi đi xem qua thử,người sống thọ rất nhiều. Lão nông ở trong thôn, đời sống của họ rất đơn giản, vì sao có thể trường thọ? Chính là đời sống đơn giản, đầu óc cũng đơn giản, họ không hề nghĩ đến việc gì, không có tâm sự, mỗi ngày ăn no rồi thì thôi, tâm an lý đắc, trường thọ. Mỗi người đều trường thọ, người tám mươi, chín mươi tuổi đến đâu cũng gặp, cho nên chúng ta xem ra nhân khẩu bị lão hóa,thế nhưng thân thể của họ rất là khỏe mạnh, tụ họp lại với nhau cười nói vui đùa.

Những người già đó nói với tôi, lần sau pháp sư đến chúng ta sẽ tìm rất nhiều người già cùng đến tụ hội với ông. Đều là tám mươi, chín mươi tuổi, rất khó được. Những người giàu có thế gian, đầu óc của họ nghĩ quá nhiều, phiền não quá nhiều, lo lắng quá nhiều, vì vậy họ dùng những bổ phẩm trong đời sống đều là khởi lên tác dụng phụ, không những không bảo dưỡng tốt sức khỏe của họ mà còn mang lại cho thân thể rất nhiều tật bệnh. Bệnh từ miệng vào, đạo lý chính ngay chỗ này. Chúng ta học Phật, đời sống của Phật là tùy duyên, quyết không phan duyên.

Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 88

Bài viết liên quan

Vì sao Kinh Phật không ghi ngày tháng năm mà nói Nhất thời?

thienquang242017

Phương pháp niệm Phật 10 niệm cho người bận rộn

Thiện Quang

Phương pháp đột phá không gian và thời gian

Thiện Quang

Chính mình tạo tác lỗi lầm mà che giấu thì tội thêm nặng

Thiện Quang

Chướng ngại lớn nhất trên đường giác ngộ là gì?

Thiện Quang

Chúng ta nên làm điều này trong sinh hoạt hàng ngày

Thiện Quang

Ngày nay chúng ta phải đề xướng Hiếu đạo, Tri ân báo ân

Thiện Quang

10 loại danh hiệu của Phật

Thiện Quang

Vì sao Phật lại đến thế giới này?

Thiện Quang

Leave a Comment