Pháp Ngữ

Làm thế nào có thể giữ được công đức?

Làm thế nào có thể giữ được công đức? Trong Phật Pháp thường nói “lửa thiêu rừng công đức”, chúng ta tu công đức không dễ, một đốm lửa thì thiêu sạch hết.

Tu bao lâu mới có thể thành tựu được thế giới Tây Phương Cực Lạc? Tu hết năm kiếp, năm kiếp này là “tinh cần cầu sách, cung thận bảo trì”, chữ “cung thận” này tức là tâm chân thành, tâm cung kính khiến công đức của mình giữ được không mất.

Làm thế nào có thể giữ được công đức? Trong Phật Pháp thường nói “lửa thiêu rừng công đức”, chúng ta tu công đức không dễ, một đốm lửa thì thiêu sạch hết. Lửa gì vậy? Lửa sân hận, vừa nổi cơn giận thì công đức ấy mất ngay, cho nên cái này khó đấy!

Thử nghĩ chúng ta nhiều năm, nhiều kiếp niệm Phật, tụng kinh, làm công đức, vừa nổi giận thì không còn nữa, hết sạch. Chờ sau khi cơn giận tiêu mất, niệm trở lại, tu tập trở lại. Mỗi một trận giận dữ thì hỏng hết công đức của bạn, điều này cần phải biết, cái đáng sợ nhất là sân hận.

Chúng ta là những người học Phật, những người thật sự muốn tu công đức thì tâm cảnh giác phải cao, nhất định không nóng giận. Bất luận việc gì khiến tâm chúng ta không vui, muốn nổi nóng thì bạn phải cảnh giác, đó là gì? Là ma chướng, ma thấy bạn có không ít công đức nên khuyên bạn “đốt đi! đốt đi!”, bạn thật đã vâng lời! Liền đốt hết công đức.

Nếu bạn không nổi nóng thì sao? Công đức của bạn vẫn còn, bất cứ ai cũng không có cách gì phá trừ công đức của bạn, ma cũng không có biện pháp, ma chỉ là bảo bạn tự hủy diệt công đức của bạn, chứ chúng không có khả năng. Nếu bạn có được tâm cảnh giác “ta không làm, ta tuyệt đối không nóng giận, tuyệt đối không nghe theo chúng” thì mới giữ được công đức này.

Công đức và phước đức khác nhau, có nổi nóng thì phước đức cũng không sao, phước báo vẫn còn đó, nhưng công đức thì không thể được. Vừa nóng giận thì công đức không còn nữa. Do đây có thể biết, nếu muốn có thể “cung thận bảo trì” thì nhất định phải đoạn dứt hết tham sân si mạn, phiền não, tập khí thì sẽ giữ được công đức.

Kinh Kim Cang dạy người sơ học như chúng ta: “Nhất thiết pháp đắc thành ư nhẫn” (hết thảy pháp thành tựu do nhẫn nhục), cho nên nhẫn nhục Ba-la-mật có thể giữ được công đức. Bố thí, trì giới là tu công đức, nhẫn nhục là giữ gìn công đức. Cho nên nếu không có nhẫn, tuy tu công đức nhưng đều có thể bị thiêu hủy mất hết bất cứ lúc nào.

Lục Độ của Bồ-tát, mỗi mắt xích của nó đều liên kết với nhau rất chặt chẽ, đôi bên đều có quan hệ mật thiết, đến lúc tinh tấn, thiền định thì công đức của bạn đã thành tựu. Như vậy mới hiển thị được trí huệ vô lượng. Ở chỗ này chúng ta thấy Ngài đã tu đủ năm kiếp, thời gian dài như vậy.

Trích đoạn trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH – Giảng năm 1994
Người giảng: Lão Hòa Thượng – Pháp Sư Tịnh Không
Tập 9

Bài viết liên quan

Hộ pháp còn quan trọng hơn so với hoằng pháp

Thiện Quang

5 trọng tội đọa địa ngục Cực Vô Gián, Đại A Tỳ

Thiện Quang

Phật dạy người không có gì khác ngoài việc hồi phục Tánh đức

Thiện Quang

Do niệm Phật mà thành Phật

Thiện Quang

Phật chủng tánh là gì?

Thiện Quang

Danh hiệu Đẳng Chánh Giác có ý nghĩa là gì?

Thiện Quang

Vì sao Phật ở thế gian này xưng là Thích Ca Mâu Ni?

Thiện Quang

Nghiệp chướng là gì?

Thiện Quang

Phật Bồ Tát độ chúng sanh như thế nào?

thienquang242017

Leave a Comment