Pháp Ngữ

Một ý niệm nhỏ nhất có thể chấn động hư không pháp giới

Không nên cho rằng khởi tâm động niệm, lời nói, hành động của chúng ta là chuyện nhỏ, không hề gì. Một ý niệm nhỏ nhất đều có thể chấn động hư không pháp giới, nhưng chúng ta không biết, không nhận ra.

“Cảm”, người xưa ví dụ giống như trồng trọt, “Ứng” là khai hoa kết quả. Dùng hai chữ này làm tên gọi cho một tác phẩm văn chương, chính là nói có cảm tất nhiên có ứng. Đây là đạo lý gì? Cảm ứng đều là y theo tự tánh mà sanh khởi.

Tự tánh hiện khắp tất cả mọi nơi, tất cả mọi lúc, ngày nay chúng ta nói thời gian và không gian. Trong tự tánh không có phân ra, thời gian và không gian là một mảng, cho nên có cảm ắt sẽ có ứng.

Trên thân thể chúng ta, chúng ta nói là “nhổ một sợi tóc, làm động toàn thân”. Một sợi tóc bé nhỏ không đáng kể, nếu như chúng ta kéo căng nó thì toàn thân liền cảm thấy khó chịu. Bạn động đến một sợi tóc, đây là cảm; toàn thân khó chịu, đó là ứng.

Do đây có thể biết, không nên cho rằng khởi tâm động niệm, lời nói, hành động của chúng ta là chuyện nhỏ, không hề gì. Một ý niệm nhỏ nhất đều có thể chấn động hư không pháp giới, nhưng chúng ta không biết, không nhận ra.

Giống như một sợi lông tơ trên thân chúng ta vậy, chúng ta nhổ một sợi lông tơ thì toàn thân đều có thể cảm nhận được, việc này mọi người đều biết, đây là thân thể chúng ta. Thế nhưng bạn không thể hiểu được hư không pháp giới, tất cả chúng sanh là pháp thân thanh tịnh của chính mình, đều là một thể. Bởi vì nó là một thể, cho nên cảm ứng là không thể nghĩ bàn. Có cảm ắt có ứng, tùy cảm tùy ứng.

Cảm ứng cũng có thể nói là quan hệ của nhân quả. Chúng sanh có cảm là nhân; chư Phật, Bồ-tát, long thiên, quỷ thần liền có ứng là quả. Hiểu rõ đạo lý, hiểu rõ chân tướng sự thật này, bạn mới hiểu được lời cổ đức đã nói: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”.

Thí dụ này ý nghĩa rất sâu, nói với chúng ta rằng “trồng nhân thiện nhất định được quả thiện, trồng nhân ác nhất định không thể tránh khỏi ác báo”.

Tất cả chúng sanh từ vô thỉ kiếp đến nay đã tạo tác nhân thiện thì ít, nhân ác thì nhiều. Trong đời này, nếu chúng ta bình lặng mà tư duy, tỉ mỉ mà quán sát thì thấy ở chung quanh chúng ta ác duyên nhiều, thiện duyên ít.

Thiện duyên thì thúc đẩy đạo nghiệp, thúc đẩy hạnh thiện của chúng ta, còn ác duyên thì làm tăng trưởng ác niệm, tăng trưởng ác hạnh của chúng ta. Tương lai có quả báo thế nào thì tự mình chẳng phải thấu hiểu rất rõ ràng, minh bạch hay sao? Đây đều là đạo lý của cảm ứng.

Cổ nhân thường nói: “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó thoát”. Câu nói này cũng là đạo lý của cảm ứng. Đây là chân lý, là chân tướng sự thật.

Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
Trích trong: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên tập 1

Bài viết liên quan

3 cửa Giác Chánh Tịnh chúng ta nên đi vào từ cửa nào?

Thiện Quang

Tử Sanh Đại Sự: Sau khi chết rồi bạn đi về đâu?

Thiện Quang

Con người ở thế gian chỉ mấy mươi năm ngắn ngủi

Thiện Quang

Vì sao dùng xưng tán Như Lai mà không dùng xưng tán chư Phật?

Thiện Quang

Phật Bồ Tát độ chúng sanh như thế nào?

thienquang242017

Vì sao công phu của bạn cả đời không đắc lực?

Thiện Quang

Bồ Tát vì sao mà có thể thoái chuyển?

thienquang242017

Vì sao có thể biết trước chuyện tương lai?

thienquang242017

Những danh hiệu của Địa Ngục phần 1

Thiện Quang

Leave a Comment