Pháp Ngữ

Thế gian vô lượng vô biên được phân thành 3 loại lớn

Thế gian vô lượng vô biên, Phật vì phương tiện nói pháp để khai mở, đem nó phân thành 3 loại lớn là hữu tình thế gian, khí thế gian, trí chánh giác thế gian.

Chuyển bánh xe pháp, đem pháp âm giác ngộ thế gian

“Thế gian”. “Thế” là nói thời gian. Người Trung Quốc lấy 30 năm làm một đời, bạn xem chữ này là tam thập, 30 năm gọi là một đời. “Gian” là nói không gian, “thế” là nói thời gian, cho nên hai chữ “thế gian” hoặc giả gọi là “thế giới”, ý nghĩa đều giống nhau, cùng thông thường gọi “vũ trụ” là đồng một ý nghĩa, dùng lời hiện tại mà nói chính là “thời không” (thế là thời gian, là không, thời gian cùng không gian).

Trong thời không đã bao hàm tất cả vạn sự vạn vật, gọi là chư thế gian, rất nhiều, vô lượng vô biên. Thế gian vô lượng vô biên, Phật vì phương tiện nói pháp để khai mở, đem nó phân thành ba loại lớn là hữu tình thế gian, khí thế gian, trí chánh giác thế gian. Phật đối với ba loại thế gian này đều là “thường dĩ pháp âm”, giúp cho họ giác ngộ.

Hữu tình thế gian là nói mười pháp giới, khí thế gian là nói thế giới của vật chất. Trong mười pháp giới, chánh báo là hữu tình thế gian, y báo là khí thế gian, cũng có Kinh nói trí chánh giác thế gian. Trong mười pháp giới, bốn pháp giới phía trên gọi là trí chánh giác, còn hữu tình thế gian là chuyên chỉ chúng sanh sáu cõi. Cách nói này cũng có thể nói được thông, mở rộng xích độ một chút.

Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát là trí chánh giác thế gian, đó là pháp giới bốn thánh. Trên Kinh Đại thừa Phật nói với chúng ta, sáu cõi là phàm phu, pháp giới bốn thánh cũng là phàm phu, sáu cõi gọi là nội phàm, pháp giới bốn thánh gọi là ngoại phàm, ngoài phàm phu sáu cõi, vẫn chưa xem là thánh nhân.

Trình độ thánh nhân này thì cao rồi, tiêu chuẩn này chính là trong Pháp Tướng Duy Thức đã nói là đồng sanh cùng dị sanh, lấy điều này làm tiêu chuẩn. Đồng sanh là trí chánh giác, dị sanh là phàm phu. Thế nào gọi là đồng sanh? Đồng sanh là cùng với chư Phật Như Lai dùng đồng một chân tâm, tâm của bạn cùng tâm của chư Phật là giống nhau. Dị sanh là tâm của bạn cùng tâm của Phật không như nhau, không như nhau chính là dị. Vì sao không giống nhau? Vì chúng ta khởi tâm động niệm đều dùng tám thức 51 tâm sở.

Dùng tám thức 51 tâm sở chính là dị sanh tánh, chính là phàm phu, cho nên Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát Quyền Giáo, trong bốn giáo của Đại Sư Thiên Thai đã nói, thì Tạng Giáo Phật và Thông Giáo Phật đều dùng tám thức 51 tâm sở, là dị sanh tánh.

Rốt cuộc thì ai là đồng sanh tánh? Biệt Giáo Sơ Địa trở lên, Viên Giáo Sơ Trụ trở lên, phá một phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân là đồng sanh tánh, cùng chư Phật Như Lai dùng đồng một chân tâm, đó mới chân thật gọi là chánh giác, chánh đẳng chánh giác, trên Kinh cũng gọi là đẳng chánh giác, chánh đẳng chánh giác. Tuy là chánh đẳng chánh giác, họ siêu việt mười pháp giới, trụ Nhất Chân Pháp Giới.

Trong Nhất Chân Pháp Giới, những Bồ Tát này còn có bốn mươi mốt giai bậc, trên “Kinh Hoa Nghiêm” gọi là bốn mươi mốt vị Pháp Thân Đại Sĩ. Họ chưa được viên mãn, cho nên Phật vẫn phải giúp cho họ, vẫn phải dùng pháp âm giác chư thế gian.

Pháp âm vi diệu không thể nghĩ bàn, quyết không phải loại giảng Kinh nói pháp trong quan niệm tưởng tượng của phàm phu chúng ta. Nếu bạn cho rằng như loại giảng đường này của chúng ta, như hội trường này, loại hình thức này, Phật ở nơi đây giảng Kinh nói pháp, giáo hóa mọi người đến nghe thì bạn sai rồi. Pháp Giới Nhất Chân chúng ta không cách gì tưởng tượng, trên Kinh nói là không thể nghĩ bàn. Do đây có thể biết, hai chữ “pháp âm” này chúng ta phải thể hội ý nghĩa của nó, không thể rơi vào vết tích của nó, rơi vào vết tích thì sai rồi. Chỉ cần là trùng trùng phương pháp giúp cho tất cả chúng sanh giác ngộ, phương tiện khéo léo thì đều gọi là pháp âm.

Tương lai chúng ta ở trên hội “Kinh Hoa Nghiêm” sẽ đọc đến Trời Quang Âm tương thông ý kiến với nhau không cần dùng lời nói. Phật ở nơi đó giảng Kinh cho họ thì không cần dùng ngôn ngữ. Ngài dùng phương pháp gì để tương thông ý kiến? Phóng quang, vừa phóng quang ra, mọi người vừa nhìn thấy liền giác ngộ, bạn nói xem thuận tiện cỡ nào! Ngôn ngữ mệt chết người, tốn nhiều sức! Một bộ “Kinh Hoa Nghiêm” chúng ta ở nơi đây khổ cực chuyên cần một ngày hai giờ đồng hồ phải giảng năm năm, nếu như phóng quang thì vừa phóng quang ra, chỉ một sát na là giảng viên mãn bộ “Kinh Hoa Nghiêm”, bạn nói xem tự tại dường nào! Chân thật không thể nghĩ bàn. Cho nên, không nên nghĩ rằng những vị Bồ Tát này cũng ngốc như chúng ta vậy. Người Trời Quang Âm trở lên đều không dùng ngôn ngữ. Phạm vi của ngôn ngữ thực tế mà nói là rất nhỏ hẹp, rất có hạn, chân thật gọi là từ và ý trái nhau, từ không thể đạt ý.

“Ý” là nói ý thức thứ sáu. Năng lực của ý thức thứ sáu mạnh hơn nhiều so với ngôn ngữ. Thức thứ sáu có thể duyên hư không pháp giới, trong có thể duyên đến A Lại Da Thức, thế nhưng nó vẫn là có giới hạn, nó duyên không đến chân như bổn tánh, cho nên dùng tâm ý thức để tu hành không thể kiến tánh. Dùng tâm ý thức tu hành, tu được rất đúng pháp, hoàn toàn chiếu theo Kinh giáo Như Lai để tu, Phật dạy bạn phải đoạn, bạn thật đã đoạn dứt; Phật dạy bạn nên làm, bạn thật đã làm đến được viên mãn tròn đầy, cũng có thể làm đến được Tạng Giáo Phật, Thông Giáo Phật, nhưng không ra khỏi mười pháp giới. Vì sao vậy? Vì giới hạn của thức thứ sáu là mười pháp giới. Nếu như bạn tường tận rồi, bạn có thể chuyển thức thành trí, chuyển tám thức thành bốn trí thì đột phá mười pháp giới, bạn liền vào Pháp Giới Nhất Chân. Vào Pháp Giới Nhất Chân thì đồng một sanh tánh với Phật.

Cho nên, các vị phải nên biết “thường dĩ pháp âm, giác chư thế gian” là bao gồm mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai ở trong hư không pháp giới làm việc rộng độ chúng sanh. Tám chữ này đã nói hết tổng cương lĩnh tổng nguyên tắc. Chúng ta học Phật, khéo học tập thì học nắm được cương lĩnh, nhất là phải nắm được tổng cương lĩnh. Câu này ý nói là tâm Bồ Đề viên mãn tròn đầy, tâm Bồ Đề vô thượng chính là tứ hoằng thệ nguyện viên mãn.

Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 33

Bài viết liên quan

Nghệ thuật giáo dục cao độ của Phật giáo

Thiện Quang

Núi Tu Di ở đâu theo quan điểm đạo Phật?

Thiện Quang

Tạo hai tội nghiệp này sẽ thọ khổ báo địa ngục

thienquang242017

Tất cả pháp mà Phật nói trong 49 năm có phải là của Ngài?

Thiện Quang

Pháp môn Tịnh Độ khó tin mà dễ hành

Thiện Quang

Không thể tùy tiện gọi người khác là Đại sư

Thiện Quang

Danh hiệu Thế Gian Giải có ý nghĩa là gì?

Thiện Quang

Cần tu thiện căn cúng dường

Thiện Quang

Phật nói với chúng ta nhất định phải tu tích công đức

Thiện Quang

Leave a Comment