Pháp Ngữ

Quả báo của kẻ hủy báng Tam Bảo, khinh chê giáo pháp

Nếu gặp kẻ hủy báng Tam Bảo thì dạy rõ quả báo đui, điếc, câm, ngọng. Những lời này đức Phật nói trong kinh đều là nói về hoa báo, quả báo là ở địa ngục.

Địa Tạng Bồ Tát dùng phương tiện gì để giáo hóa chúng sanh?

Nhược ngộ hủy báng Tam Bảo giả, thuyết manh lung âm á báo.

若遇毀謗三寶者。說盲聾瘖啞報。

Nếu gặp kẻ hủy báng Tam Bảo thì dạy rõ quả báo đui, điếc, câm, ngọng.

Những lời này đức Phật nói trong kinh đều là nói về hoa báo, quả báo là ở địa ngục. Chúng ta gộp câu dưới đây xem một lượt:

Ngược ngộ khinh pháp mạn giáo giả, thuyết vĩnh xử ác đạo báo.

若遇輕法慢教者。說永處惡道報。

Nếu gặp kẻ khinh chê giáo pháp thì dạy rõ quả báo ở mãi trong ác đạo.

Chúng ta gộp hai câu này để giảng. Coi thường Phật pháp, chểnh mảng việc hoằng pháp, ‘Giáo’ là hoằng pháp lợi sanh, dùng tâm khinh mạn đối với những chuyện này; nói cách khác, chẳng coi trọng. Tại sao lại có quả báo nặng nề như vậy?

Từ Phật pháp chúng ta cũng có thể liên tưởng đến thế pháp, trong thế pháp thì giáo dục là căn bản, căn bản của hạnh phúc cá nhân, căn bản của gia đình mỹ mãn, căn bản của xã hội an định, căn bản của hòa bình thế giới; nếu bạn phá hủy căn bản thì thế gian này làm sao chẳng loạn cho được?

Sự giáo học của nhà Nho nói thật ra, chánh sách, phương hướng, mục tiêu của giáo dục Trung Quốc là do Hán Võ Ðế chế định. Quốc gia lấy chuyện này làm tông chỉ giáo học, mãi cho đến Mãn Thanh, triều đại không ngừng biến đổi nhưng chánh sách giáo học của Trung Quốc chẳng có thay đổi, suốt cả hai ngàn năm không thay đổi. Vào một lúc nào đó nếu quốc gia thật sự chấp hành, có thể làm thêm vài phần thì quốc thái dân an; nếu chẳng coi trọng thì thiên hạ đại loạn, có thể thấy chứng cớ rất rõ ràng trong lịch sử.

Trong Học Ký có nói ‘Xây dựng đất nước, cai trị nhân dân, giáo học đứng hàng đầu’, chẳng sai tí nào. Xây dựng một quốc gia, một chánh quyền, lãnh đạo nhân dân toàn quốc thì việc gì quan trọng nhất? Giáo dục, giáo học đứng đầu. Nếu khinh thường giáo, khinh mạn pháp thì vấn đề sẽ rất nghiêm trọng.

Từ xưa đến nay Trung Quốc chẳng dùng ‘pháp’ để trị quốc, người Tây Phương hiện nay nói về ‘pháp trị’, người Trung Quốc chúng ta cao minh hơn họ, người Trung Quốc dùng ‘lễ trị’. Từ xưa đến nay Trung Quốc nói về ‘Ðạo, Ðức, Nhân, Nghĩa, Lễ’, dùng năm thứ này để trị thiên hạ, trị quốc.

‘Lễ chi dụng, hòa vi quý’, Phật pháp chúng ta nói về ‘Lục Hòa kính’, họ tuy không nói đến Lục Hòa, ít nhất thì họ cũng nói về Tam Hòa. Ngày nay chúng ta đến Bắc Kinh thăm viếng Cố Cung của triều nhà Thanh, cố cung này trải qua ba triều Nguyên, Minh, Thanh, hoàng đế của ba triều đại này đều ở nơi ấy, hơn bảy trăm năm. Ngôi kiến trúc chánh của cố cung, nhân gian chúng ta gọi là ‘Kim Loan Ðiện’, thật ra chẳng gọi là Kim Loan Ðiện, mà gọi là Thái Hòa Ðiện, nói đến ‘Hòa’.

Phía sau Ðiện Thái Hòa là Ðiện Trung Hòa, sau nữa là Ðiện Bảo Hòa. Bạn nghĩ xem có ý nghĩa gì? Ðế vương có trí huệ, thông minh, dùng Hòa để trị thiên hạ. Ý nghĩa này sâu rộng vô cùng, cho nên họ có thể kéo dài hai trăm sáu mươi mấy năm, chẳng phải là không có đạo lý. Nếu những hoàng đế cuối triều Thanh như Từ Hi còn giữ nguyên lý nguyên tắc của tổ tiên thì ngày nay có lẽ vẫn còn là thiên hạ của triều nhà Thanh, vẫn còn đại Thanh quốc, làm sao có thể mất nước được? Vô cùng đáng tiếc, con cháu cuối đời đều quên hết giáo huấn của tổ tông, mặc tình phóng túng nên mới mất nước.

Cho nên căn cứ trên nguyên lý và nguyên tắc của giáo dục Trung Quốc thì một triều đình xây dựng có thể kéo dài ngàn năm, muôn đời, chỉ cần bạn làm theo thì người dân ai nấy đều hưởng phước, chẳng nghĩ đến phải lật đổ chánh quyền. Tại sao? Chánh quyền quá tốt, chánh phủ quá tốt, được dân cả nước ủng hộ. Nếu bạn làm không được thỏa mãn, trái nghịch nhân tâm thì người dân mới tạo phản. Nếu bạn có thể thuận theo nhân tâm, có thể hết thảy đều yêu dân như con, hết thảy đều chiếu cố rất chu đáo, yêu mến họ, lo lắng cho họ, dốc hết tâm lực để chiếu cố đời sống của họ, làm sao không được nhân dân ủng hộ? Chánh quyền như vậy sẽ duy trì ngàn năm, muôn đời, là lẽ đương nhiên. Nếu bạn chẳng yêu nhân dân, bạn chà đạp nhân dân, chẳng bảo hộ nhân dân, chẳng lo cho sự sống còn của nhân dân thì nhân dân đương nhiên sẽ tạo phản. Lịch sử là một tấm gương sáng rõ ràng, kinh luận là học vấn, lịch sử là giám sử, là chứng minh cho chúng ta.

Giáo dục của nhà Phật đối với ảnh hưởng trị loạn trong xã hội Trung Quốc cũng vô cùng rõ ràng. Các triều đại Trung Quốc, triều đại nào hưng vượng nhất thì Phật pháp hưng thịnh, triều đại nào suy bại nhất thì Phật pháp cũng suy bại, trong ấy có nhân quả liên đới lẫn nhau. Tại sao lại có hiện tượng này? Phật pháp dạy người việc thiện. Phật pháp hưng vượng, nhân tâm lương thiện; Phật pháp suy bại, nói cách khác, người tin Phật ít, người thiện ít, tâm thiện ít thì người ác sẽ nhiều.

Thế nên sau khi Phật pháp truyền đến Trung Quốc, những vua chúa các triều đại Trung Quốc chẳng có một ai không hết lòng nỗ lực để học tập, phát triển hoằng dương Phật pháp, giáo dục nhà Phật phổ biến đến nhân gian, tạo nên phong khí tốt đẹp trong xã hội. Người người đều biết nhân quả báo ứng thì khởi tâm động niệm tự nhiên biết thâu liễm, chẳng cần pháp luật. Ðây tuyệt đối không phải là chánh sách ngu dân; tuyệt đối chẳng phải lường gạt lão bá tánh, trong ấy có chân lý, chân tướng sự thật.

Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
Trích trong: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký tập 14

Bài viết liên quan

Phật dùng loại phương thức gì để nói pháp?

Thiện Quang

Làm thế nào có thể giữ được công đức?

Thiện Quang

48 đại nguyện của A Di Đà Phật – HT Tịnh Không giảng

Thiện Quang

Chúng sanh khổ nạn lớn nhất là không nghe được Phật pháp

Thiện Quang

Sự nghiệp của người xuất gia là dạy học, hoằng pháp

Thiện Quang

Công đức là gì?

Thiện Quang

5 trọng tội đọa địa ngục Cực Vô Gián, Đại A Tỳ

Thiện Quang

Hiện thời Phật giáo suy vi, do đâu mà suy?

Thiện Quang

Hết thảy đều từ pháp môn này mà thành tựu

Thiện Quang

Leave a Comment