Kinh Vô Lượng Thọ

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm 8: Tích công lũy đức tập 6

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, phẩm thứ 8: Tích Công Lũy Đức, 10 loại Nhẫn.

Kinh văn: Bất kế chúng khổ, thiểu dục tri túc, chuyên cầu bạch pháp, huệ lợi quần sanh, chí nguyện vô quyện, nhẫn lực thành tựu.

Dịch: Không nề các khổ, ít muốn biết đủ, chuyên cầu pháp thanh tịnh, đem ân huệ lợi ích quần sanh, chí nguyện không mỏi, thành tựu các nhẫn.

MƯỜI LOẠI NHẪN

Loại thứ nhất gọi là “Nội Nhẫn”.
Loại thứ hai là “Ngoại Nhẫn”.
Loại thứ ba là “Pháp Nhẫn”.
Thứ tư là “Tùy Phật Giáo Nhẫn”.
Thứ năm là “Vô Phương Sở Nhẫn”.
Thứ sáu là “Tu Xứ Xứ Nhẫn”.
Loại thứ bảy là “Phi Sở Vi Nhẫn”.
Loại thứ tám là “Bất Bức Não Nhẫn” .
Loại thứ chín là “Bi Tâm Nhẫn”.
Điều sau cùng là “Thệ Nguyện Nhẫn”.

Kinh văn: “Bất kế chúng khổ, thiểu dục tri túc, chuyên cầu bạch pháp, huệ lợi quần sanh, chí nguyện vô quyện, nhẫn lực thành tựu”.

Lần trước chúng ta đã giảng đến chỗ này. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ dẫn dụng mười loại nhẫn mà trong “Hội Sớ” của Đại đức xưa Nhật Bản đã nói. Mười loại nhẫn này là dẫn dụng trong “Bảo Vân Kinh”. Đoạn văn này rất là quan trọng đối với việc tu học của chúng ta, cho nên chúng ta phải dùng chút thời gian của ngày hôm nay bổ sung thêm ý nghĩa của “nhẫn lực thành tựu”.

Trong “Kinh Bảo Vân” nói pháp môn Bồ Tát đã tu có mười loại, giống như một thí dụ trong “Kinh Hoa Nghiêm” cũng nói ra mười loại nhẫn nhục. Mười loại này là “nội nhẫn, ngoại nhẫn, pháp nhẫn, tùy Phật giáo nhẫn, vô phương sở nhẫn, tu xứ xứ nhẫn, phi sở vi nhẫn, bất bức não nhẫn, bi tâm nhẫn, thệ nguyện nhẫn”. Do đây có thể biết, chúng ta bình thường gọi là “nhẫn nhục Ba La Mật” chỉ là nói đại khái mà thôi, thực tế mà nói, ngay đến đại khái cũng không thể nói ra được.

Bằng cách nào để tu “nhẫn”? Nhẫn nhục là then chốt tu học của chúng ta. Trên “Kinh Kim Cang” gọi là “tất cả pháp đắc thành ở nhẫn”. Thế xuất thế gian pháp không có nhẫn nại thì không thể nào có thành tựu, cho nên ở trong Kinh điển Phật dạy bảo đại chúng tu học, không có chỗ nào mà không nhắc đến chữ “nhẫn” này. Sở dĩ Thánh nhân có thể thành Thánh, Hiền nhân có thể thành Hiền, Bồ Tát thành được Bồ Tát, Phật có thể thành Phật, không gì khác hơn có thể nhẫn mà thôi. Nếu không thể nhẫn thì việc nhỏ thế gian này cũng không thể thành tựu, huống hồ là đại đạo.

Trên Kinh nói ra mười loại nhẫn.

Loại thứ nhất gọi là “Nội Nhẫn”.

Nội nhẫn là gì? Đây là nói chúng ta đối với hoàn cảnh đời sống vật chất, thậm chí đến đời sống tinh thần, khi gặp phải khổ nạn, khi cơ hàn bức bách, khi ưu bi khổ não thì chính mình phải có thể nhẫn chịu. Người Trung Quốc chúng ta thường hay nói: “Lạc thiên tri mạng”. Học trò của Khổng Lão Phu Tử là Nhan Hồi, ông đã làm được tương đối viên mãn. Chúng ta xem thấy ghi chép trong sách, đời sống vật chất của Nhan Hồi rất là thiếu kém, trong “Luận Ngữ” nói “một rá cơm, một phễu nước”, ngay đến chén để ăn cơm cũng không có, dùng trúc bện lại thành cái rá để đựng cơm, uống nước không có ly nên phải dùng phễu (phễu phần nhiều dùng dưa, ở đại lục dùng nhiều nhất là hồ lô, bỏ hết ruột bên trong đi, làm thành cái phễu), uống nước dùng phễu, ăn cơm là rá trúc, bần khổ đến mức độ này. Phu Tử rất cảm thán nói, loại đời sống này nếu ở người khác thì rất là ưu sầu, thế nhưng Nhan Hồi thì không phải vậy, Nhan Hồi ở ngay trong cuộc sống thường ngày không đổi niềm vui này, đời sống của ông rất an vui. Đây là thuộc về “nội nhẫn”.

Tại sao ông có thể nhẫn nại trải qua đời sống khốn khó như vậy? Trong đây có hai nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là hiểu rõ chân tướng sự thật, con người này nhất định có thể nhẫn. Nguyên nhân thứ hai là tường tận đại đạo. Đây là người tu hành. Người chân thật có thành tựu là họ có thể nhẫn. Chúng ta xem thấy Nhan Hồi, Nhan Hồi đích thực là loại người thứ hai, ở nhà Nho là một người tu hành chứng quả. Quả vị của nhà Nho cũng có ba loại là Thánh nhân, Hiền nhân, Quân tử, giống như ba quả vị trong Phật pháp là A La Hán, Bồ Tát, Phật. Mức thấp nhất của Nhan Hồi là vị đại Hiền, tiếp cận quả vị Thánh nhân. Đối với đại đạo lý của vũ trụ nhân sanh, ông thông đạt tường tận rồi, cho nên ông không những có thể nhẫn, mà còn trải qua được an vui.

Một loại kế tiếp là tường tận đối với chân tướng sự thật. Như chúng ta xem thấy ở trong “Liễu Phàm Tứ Huấn”, đời sống của tiên sinh Viên Liễu Phàm những năm đầu không giàu có, thế nhưng có thể trải qua được, gọi là nhà khá giả. Ông có thể nhẫn. Tại vì sao ông có thể nhẫn? Ông được Khổng Tiên Sinh đoán mạng cho ông, mạng của một đời ông đã đoán định rồi, thu nhập của ông mỗi năm có bao nhiêu là đã nhất định rồi; vào lúc đó ông còn trẻ, đi học thi cử được hạng thứ mấy cũng là nhất định rồi; gia nghiệp về sau của ông cũng đều đoán được rất chuẩn, đoán ông sống đến 53 tuổi thì hết mạng, trong mạng không có con trai, không có con gái. Ông chính mình vào những năm trước y theo Khổng tiên sinh đoán mạng cho ông tỉ mỉ mà đối chiếu thì không sai một chút nào, mỗi năm thu nhập quả nhiên đúng như lời Khổng tiên sinh đã nói, năm thứ hai cũng như vậy, năm thứ ba cũng như vậy, “thôi vậy! Không thèm nghĩ thứ gì, tất cả trong mạng đã định rồi, nghĩ cũng là uổng công”, cho nên ông cùng Pháp sư Vân Cốc ở Nam Kinh ngồi ba ngày ba đêm ở trong Thiền đường không khởi một vọng niệm nào. Đừng nói ba ngày ba đêm, chỉ cần bạn ngồi ở đó ba giờ đồng hồ, bạn xem thử, bạn có bao nhiêu vọng niệm? Ba ngày mà không khởi một vọng niệm, đây là người rất có công phu. Thiền sư Vân Cốc tán thán ông: “Tuổi tác của anh không lớn lắm, công phu Thiền định đáng được người kính phục”. Ông ấy liền nói: “Tôi chẳng có công phu gì. Mạng của tôi đã được người đoán định rồi, nghĩ cũng là uổng công, chẳng bằng không nghĩ cho xong”. Sau khi Thiền sư Vân Cốc nghe rồi cười to lên: “Ta nghĩ rằng anh là Thánh Hiền, thì ra anh vẫn là phàm phu”. Cho nên, người phàm phu biết được vận mạng của chính mình, vọng niệm cũng không có, đây không phải là công phu, không phải Thiền định, mà đây là thuộc về nhẫn nhục, họ có thể nhẫn. Tiên sinh Viên Liễu Phàm có thể nhẫn.

Hai loại người này nội nhẫn đều có thể làm đến được.

Hiện tại chúng ta trên thì không trên, dưới thì không dưới; trên thì không đủ đến được Thánh Hiền, dưới thì không so được với Viên Liễu Phàm, thế nhưng ngày nay chúng ta có nhân duyên thù thắng, gặp được đạo của Thánh Hiền. Ngày nay chúng ta bước vào giảng đường này là để học đạo, là để tu đạo. Học đạo, tu đạo từ chỗ nào? Nhất định phải từ nhẫn nhục Ba La Mật mà học. Thế nhưng phía trước nhẫn nhục còn có hai giai đoạn không thể không biết. Phật ban đầu dạy chúng ta bố thí, dạy chúng ta buông xả, dạy chúng ta có thể xả. Các vị nghĩ xem, nếu như không thể xả thì không thể nói đến nhẫn nhục. Có thể xả, có thể buông xả, đây là phương pháp ban đầu, chúng ta bắt tay vào từ chỗ này. Xem thấy người thế gian có khổ nạn, họ cần phải giúp đỡ, chúng ta hoan hỉ mà giúp đỡ họ, một tí bỏn xẻn đều không có, có thể xả. Người có thể xả thì tự nhiên hoan hỉ thủ pháp, quyết định không làm những việc phạm pháp, cho nên vĩnh viễn liền đoạn trừ những việc làm phi pháp. Có nền tảng này thì nhẫn nhục dễ dàng, không có nền tảng này thì khó nhẫn nhục. Đồng tu học Phật đều biết nhẫn nhục Ba La Mật là quan trọng, thế nhưng khi cảnh giới hiện tiền thì không thể nhẫn, ngạn ngữ có câu: “Nhìn được thấu, nhẫn không được”. Nhẫn không được thì còn cách nào! Kỳ thật, không thể nhẫn là chưa nhìn thấu. Quả nhiên nhìn thấu rồi thì thật có thể nhẫn. Nếu nói nhìn được thấu, nhưng nhẫn không được, vậy cái “nhìn được thấu” là có vấn đề, quyết không phải thật đã nhìn thấu. Thật nhìn thấu rồi thì nhất định có thể nhẫn. Đây là thuộc về nội nhẫn.

Loại thứ hai là “Ngoại Nhẫn”.

Cái “ngoại” này chúng ta liền biết được chắc chắn là từ cảnh giới bên ngoài đến. Đặc biệt là trên hoàn cảnh nhân sự, người khác ác ngôn ác ngữ mắng chửi (ở trước mặt bạn gọi là “mắng”, sau lưng mắng người gọi là chửi); hoặc giả là vũ nhục, hủy báng đối chính mình; hoặc giả là người khác ở trước mặt chúng ta hoặc là ở sau lưng hủy báng, vũ nhục cha mẹ anh em thân thuộc của chúng ta, thậm chí đến thầy giáo bạn học của chúng ta. Nhiều thứ hủy báng mà phải có thể nhẫn, không sanh sân hận, quyết định sẽ không khởi ý niệm báo thù, loại này thuộc về ngoại nhẫn. Con người hủy báng thậm chí đến hãm hại, đây đều là rất không dễ gì làm được. Chúng ta muốn thành tựu mà không nhẫn nhục thì không được, không chỉ là Phật pháp, mà thế pháp cũng không ngoại lệ. Trong lịch sử chúng ta cũng có rất nhiều tấm gương tốt.

Các vị đọc sách đều biết, Hàn Tín chịu nhục lòn trôn. Cái nhẫn của ông ấy là thuộc về ngoại nhẫn mà chỗ này nói. Đây là anh hùng hào kiệt chân thật, những hãm hại vũ nhục nho nhỏ này không cần để ý đến, cho nên ông ấy có thành tựu lớn. Chúng ta gặp tình hình này có làm được không? Sau đó tỉ mỉ mà nghĩ tưởng, chúng ta có được thành tựu gì? Đúng như người xưa đã nói: “Nhỏ không nhẫn thì hỏng việc lớn”. Những việc nho nhỏ không vừa ý mà không thể nhẫn chịu thì người này không có tiền đồ. Đây là khẳng định. Chúng ta muốn biết một người có tiền đồ hay không, từ ngay những chỗ này xem thì tương đối chuẩn xác. Quay đầu nghĩ lại mình, chúng ta gặp phải hoàn cảnh bên ngoài vũ nhục, chúng ta có thể nhẫn hay không? Chúng ta có lòng nhẫn nại bao lớn? Có người nói, nhẫn nhục là có hạn độ. Đúng! Cái hạn độ đó là gì? Chính là họ thành tựu lớn nhỏ. Nhẫn nhục của Phật Bồ Tát là không có hạn độ, cho nên thành tựu của các Ngài là quá vĩ đại, không có người có thể so được với các Ngài. Do đây có thể biết, thành tựu của thế xuất thế gian pháp cùng nhẫn nhục có thể thành so sánh. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật, liền hoan hỉ học tập, không thể nhẫn cũng phải nhẫn. Có thể tu cái nhân này, đây là nhân thiện, quả thiện tự nhiên ở phía sau.

Loại thứ ba là “Pháp Nhẫn”.

“Pháp” chủ yếu là nói Phật pháp. Bạn hiểu Phật pháp, bạn cũng liền thông thế gian pháp. Trong Phật pháp, đặc biệt là Kinh Đại Thừa, Phật Bồ Tát nói với chúng ta cảnh giới của các Ngài thân chứng, người thông thường rất không dễ gì tiếp nhận. Thí dụ, nói cái thuận tiện nhất, Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu cho chúng ta Thế giới Tây Phương Cực Lạc, việc này có rất nhiều người không thể tiếp nhận, nhất là nói Thế giới Tây Phương Cực Lạc cách Thế giới Ta Bà chúng ta mười vạn ức cõi nước Phật. Đây là con số thiên văn mà hiện tại khoa học kỹ thuật của chúng ta vẫn không cách gì đột phá. Phạm vi của Thế giới Ta Bà, Thế giới Ta Bà bao lớn? Căn cứ trên Phật Kinh nói là mười ức hệ ngân hà. Các vị nghĩ xem, mười ức hệ ngân hà, khoa học kỹ thuật của chúng ta ngày nay tương đối phát triển, dùng vô tuyến điện, kính viễn vọng vẫn không cách gì đột phá mười ức hệ ngân hà. Thích Ca Mâu Ni Phật nói mười vạn ức đại thiên thế giới, các vị phải nên biết, một cái đại thiên thế giới chính là mười ức hệ ngân hà. Không cách gì làm cho người tin tưởng! Phật nói lời nói này, chúng ta không hoài nghi, chúng ta có thể tin tưởng lời của Phật, đây gọi là pháp nhẫn. Người thông thường sau khi nghe rồi không thể tin tưởng, không thể tiếp nhận, họ không có pháp nhẫn. Đây là đại pháp. Sự phát hiện của khoa học kỹ thuật thế gian, nếu cùng Phật pháp so sánh thì đây là pháp nhỏ. Thế nhưng những nhà khoa học đó không có “Phật pháp nhẫn”, họ có “thế pháp nhẫn”, gần như dùng toàn bộ thời gian, toàn bộ tinh thần của họ ngày ngày đang nghiên cứu, cho nên họ có phát hiện, họ có phát minh, lại chẳng phải là nhờ vào công phu của nhẫn hay sao? Cái nhẫn này chính là họ có lòng nhẫn nại, họ có thể nhẫn nại, cho nên họ có thành tựu. Trong Phật pháp tu học, đích thực Phật nói được không sai chút nào, “tất cả pháp đắc thành ư nhẫn”.

Chúng ta muốn học Phật, cái ải đầu tiên muốn vào cửa Phật… Thành thật mà nói, hiện tại chúng ta chưa có vào cửa, ở bên ngoài cửa lớn của Phật. Cái ngạch cửa này là gì? Ngã chấp. Bạn xem, phàm phu sáu cõi có người nào không chấp trước cái thân thể này là ta? “Kinh Kim Cang” nói “ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng”. Nếu ngã tướng phá rồi thì mới vào cửa lớn của nhà Phật.

Nói “ngã tướng” mọi người không dễ dàng gì thể hội được, không chỉ sơ học rất khó thể hội được, mà lão tu hành cũng không dễ dàng thể hội được. Chúng ta dùng ngôn ngữ hiện đại để nói thì mọi người tương đối dễ hiểu. “Ngã chấp” chính là người hiện tại gọi là “tự tư tự lợi”, dùng từ này thì mọi người dễ hiểu. Người nào không tự tư? Tự tư thì không thể vào cửa. Muốn vào cửa lớn của Phật thì bạn phải buông xả tự tư tự lợi. Trong đó còn có cửa hai, cửa ba, sau cùng mới đăng đường vào nhà. Cái đầu tiên “tự tư tự lợi” mà bạn không thể buông xả thì bạn liền vĩnh viễn ở bên ngoài cửa Phật. Đạo lý này nhất định phải biết. Trên Kinh Phật nói, những đại chúng hiện tiền chúng ta nhìn thấy tượng Phật đều biết đảnh lễ ba lạy, xem thấy ở nơi đây giảng Kinh đều rất là hoan hỉ đến nghe, nhưng chưa thể vào cửa. Vì sao vậy? Vẫn là tự tư tự lợi. Đây chính là nói chúng ta có duyên với Phật, chúng ta tiếp cận từ không khí của Phật, người hiện tại gọi là “từ trường”. Từ trường này không tệ, rất tốt, rất thoải mái, chúng ta đến nơi đây để hưởng thụ một chút, vẫn chưa khế nhập, hay nói cách khác, thọ dụng chân thật của Phật pháp bạn chưa đạt được. Thọ dụng chân thật là thế nào? Nói với bạn cũng không thể nói rõ ràng, bạn cần phải chính mình khế nhập thì bạn mới biết được. Người xưa thường nói: “Như người uống nước, nóng lạnh tự biết”. Bạn phải đích thân nếm được thọ dụng an vui chân thật trong Phật pháp thì bạn mới có thể đạt được, còn nghe người khác nói, nghe Phật đích thân nói vẫn là cách một tầng. Cần phải thân chứng. Thân chứng nhất định phải buông xả tự tư tự lợi. Khởi tâm động niệm (đây là Phật dạy cho chúng ta phương pháp, đặc biệt là pháp Đại Thừa, dạy cho chúng ta phương pháp này), chúng ta đem ý niệm chuyển đổi lại. Ý niệm tự tư tự lợi là sai lầm, khẳng định là sai lầm.

Các vị có lẽ xem thấy, tôi lần trước ở HongKong, truyền hình Á Châu HongKong phỏng vấn tôi. Tiên sinh Hà Thủ Tín nói: “Pháp sư à! Người thế gian thường nói “người không vì mình, trời chu đất diệt”, hay nói cách khác, con người tự tư tự lợi vì chính mình là chính xác, vậy có lỗi lầm gì chứ?”. Ông ấy nêu ra vấn đề này. Ngay lúc đó tôi liền ngăn ông ấy lại: “Câu nói này là sai lầm, câu nói này làm sai lầm rất nhiều chúng sanh. Người không vì mình thì thành Phật, thành Bồ Tát thì làm sao mà trời chu đất diệt, làm gì có cái đạo lý này? Nếu người chuyên môn vì chính mình thì mới trời chu đất diệt. Lời nói này là sai!”.

Chúng ta vô lượng kiếp đến nay ở trong sáu cõi luân hồi. Sáu cõi luân hồi trong sách xưa của chúng ta ghi chép rất nhiều, không phải giả. Buổi tối hôm qua có hai vị cư sĩ cùng ăn cơm với tôi, chúng tôi đều nói đến sự việc của luân hồi, rất nhiều sự việc họ ngay đời này đích thân trải qua, quyết định là chân thật. Hai ngày trước, có một vị đồng tu ở Mỹ gởi đến cho tôi hai quyển sách, là một vị giáo thọ người Mỹ, đã dùng thời gian đại khái là hai ba chục năm để hội tập những câu chuyện về luân hồi. Ông viết ra hai quyển sách này, nêu ra hai mươi thí dụ thiết thực về luân hồi. Đây là bản tiếng Anh, tôi giao cho đồng tu chúng ta phiên dịch.

Người Trung Quốc có rất nhiều tâm bệnh không tốt, lời của lão tổ tông chúng ta nói thì không tin tưởng, lời của người nước ngoài nói thì tin tưởng, trăng của nước ngoài tròn. Hiện tại, chúng ta xem thấy người nước ngoài nói về chuyện luân hồi này, xem bạn có tin hay không, bạn có thể tiếp nhận hay không? Chúng ta tại vì sao đời đời kiếp kiếp luân hồi, không ra khỏi được sáu cõi luân hồi vậy? Chính là bị tự tư tự lợi làm hại. Phật dạy chúng ta đem quan niệm sai lầm này chuyển đổi lại, khởi tâm động niệm chúng ta vì xã hội mà nghĩ, vì chúng sanh mà nghĩ, đặc biệt phải vì những chúng sanh khổ nạn mà nghĩ, không nên nghĩ chính mình. Phải nghĩ nhiều cho người khác, làm nhiều việc cho người khác thì chúng ta rất là an vui. Chúng ta toàn tâm toàn lực vì xã hội, vì chúng sanh phục vụ, không cầu quả báo thì quả báo thù thắng không gì bằng. Những thí dụ này quá rõ ràng rồi.

“Liễu Phàm Tứ Huấn”, hiện tại có không ít người đang ra sức đề xướng, Malaysia còn dùng phương thức kịch truyền hình để diễn nó ra. Những băng ghi hình kịch dài tập này đã đưa đến chúng ta nơi đây. Tôi đã xem qua một lần, trên đại thể vẫn xem không tệ, đương nhiên vẫn chưa diễn được tận thiện tận mỹ. Nghe nói họ cần phải cải tiến, làm mới lại một lần nữa bộ phim này. Hiện tại bộ phim này tôi cảm thấy có thể lưu thông, tuy bên trong còn có một số sai sót, thế nhưng có một số người không chịu đọc sách, xem kịch truyền hình thì được, họ có thể được lợi ích, cho nên tôi chủ trương bộ phim này có thể lưu thông. Từ trong đây chúng ta hiểu rõ đạo lý nhân quả.

Chân tướng sự thật của nhân quả chân thật thông đạt rồi, công phu nhẫn nhục của chúng ta liền nâng cao. Thí dụ bày ra ngay trước mắt chúng ta thật vô cùng nhiều, chỉ cần các bạn đồng tu lưu ý, bạn xem thấy người không vì mình thì trời có chu họ hay không, đất có diệt họ hay không? Không thể nào! Chúng ta phải rất tỉ mỉ mà quán sát, chúng ta liền sẽ có tâm đắc.

Tôi lần đầu đến Singapore để hoằng pháp, đã quen biết cư sĩ Lý Mộc Nguyên, dường như năm thứ hai, năm thứ ba, ông bị ung thư. Những chẩn đoán X quang của ông có hơn 30 tấm, tôi đều xem qua. Tế bào ung thư đã khuếch tán đến nội tạng, gần như đều đã lan đến mỗi bộ phận. Bác sĩ nói là ông chỉ còn 3 tháng. Ông bị bệnh bức không thể không buông xả, không còn cách nào, không phải ông cam tâm tình nguyện buông xả, mà là vì sắp chết. Chết rồi, bạn còn có thứ gì có thể mang đi được? Thế là buông xả vạn duyên, đến Cư Sĩ Lâm làm công quả, sống một ngày thay Phật làm việc một ngày, vì Phật giáo, vì xã hội, vì đại chúng phục vụ, chăm chỉ nỗ lực mà làm. Mười năm qua rồi, bệnh của ông đã khỏi, đi kiểm tra lại thì không còn nữa. Người ta nói đây là kỳ tích. Khi người đến không vì mình, trời cũng không chu ông, đất cũng không diệt ông. Nếu như ông vì chính mình thì mười năm trước đã qua đời rồi. Đây là một thí dụ rất tốt. Cho nên, mọi người phải tỉ mỉ mà quán sát.

Cho đến có một số sự việc không thể thỏa mãn được lòng người, sự việc này thì rất bình thường. Cả đời Thích Ca Mâu Ni Phật ở đời làm việc cũng không thể nói là người người đều vừa lòng. Hiện tại bên ngoài người nói lời thừa rất nhiều, “các người nhận tiền của thôn Di Đà nhiều đến như vậy rồi, tại vì sao thôn Di Đà vẫn chưa xây?”. Không phải là không xây, mà vì không tìm được đất. Ban đầu, miếng đất bên cạnh đàm phán không thành công. Lão cư sĩ Hồng Cung Lan đến tìm ông ấy, nói ông ở Dương Thố Cảng có một miếng đất, chúng ta cũng đi xem rồi, không tệ, rất hoan hỉ, thế nhưng đáng tiếc là miếng đất của Hồng lão cư sĩ cho người Nhật Bản thuê, khế ước 30 năm, người ta mới dùng 8 năm, còn đến 22 năm, họ không chịu giao lại, vì vậy chúng ta lại không còn cách nào. Nghe nói Hồng lão cư sĩ hôm trước vãng sanh rồi. Tuy sự việc hiến đất của ông vẫn chưa thành, nhưng tâm của ông là thiện, ông thật tâm muốn hiến cho, không phải ông vọng ngữ, ông vẫn là sẽ có quả báo thiện. Sự việc này vẫn chưa đàm phán xong. Về sau, chúng ta ở trên báo chí nghe nói Đường Thành kinh doanh thất bại, đóng cửa rồi. Chúng ta liền nghĩ, nếu như chúng ta làm thôn Di Đà ở Đường Thành thì vô cùng lý tưởng. Tuy cũng rất nỗ lực đàm phán, đã đàm phán hai ba tháng rồi, nhưng sau cùng vẫn không thể thành công. Cho nên Lý Mộc Nguyên bất đắc dĩ đến nói với tôi: “Chúng ta đem Cư Sĩ Lâm xây cao lên trên”. Ông chuẩn bị đem tòa lầu lớn này của chúng ta xây cao lên thêm hai tầng. Tôi liền hỏi ông: “Nền móng có đủ sức hay không?”. Ông nói: “Trên kỹ thuật thì có thể làm được”. Lần này ông ở Bắc Kinh, mấy ngày sau khi trở lại thì phải chuẩn bị khai công rồi. Cư Sĩ Lâm bên dưới, ở bên cạnh đại điện (chính là bên cạnh nhà bếp hiện tại của chúng ta) dường như có một khoảng đất hình tam giác, đem miếng đất đó xây thành 7 tầng lầu. Ông nói: “Tương lai Cư Sĩ Lâm xây xong rồi, bảy tầng lầu đại khái có thể có đến hơn 300 gian phòng”. Ba bốn trăm gian phòng, tương lai chúng thường trụ ở đây cũng có thể dung nạp mấy trăm người. Tôi nghĩ, năm sáu trăm người là có thể cùng sinh hoạt với nhau, cùng nhau cộng tu. Đây là bất đắc dĩ, không cách gì tìm được đất trống. Sự việc này nhất định phải làm, chắc chắn không có tâm tư riêng. Số tiền này nhất định không thể chính mình dùng tiêu hết, không có đạo lý này. Nếu như ông có tâm tư riêng, đem tiền cúng dường của mười phương để vào trong hầu bao của mình, vậy thì trời chu đất diệt rồi. Rất nhiều thí dụ ở chung quanh chúng ta, chúng ta tỉ mỉ quán sát thì liền tường tận.

Bản thân tôi cũng là một thí dụ. Ngày trước tôi giảng Kinh cũng nhiều lần nói qua với mọi người. Khi tôi còn trẻ, xem tướng đoán mạng đều nói tôi không qua khỏi 45 tuổi. Qua năm này nữa là tôi 75 tuổi rồi. Do nguyên nhân gì vậy? Sau khi tường tận, đem tự tư tự lợi buông xả, tất cả vì chúng sanh, tất cả vì Phật pháp.

Phật pháp là giáo hóa chúng sanh. Mỗi niệm vì người khổ nạn thế gian này. Người già, người bệnh, người khốn khó, đặc biệt là người ở cuối đời, chúng ta thường hay để ở trong lòng, thường hay tìm cầu cơ hội giúp đỡ họ. Hiện tại xã hội này, con cái hiếu thuận gần như là không tìm ra. Cuối đời rất khổ, cho dù bạn có tiền tài, đời sống tinh thần của bạn rất khổ, không có người chăm sóc, huống hồ thế gian này người khổ nhiều, người khốn khó nhiều. Chúng ta phải làm thế nào giúp đỡ họ. Không chỉ phải an định đời sống của những người này, mà quan trọng hơn là phải nâng cao đời sống tinh thần của họ, giúp đỡ họ phá mê khai ngộ, giúp đỡ họ lìa khổ được vui. Những việc này đều là thuộc về “pháp nhẫn”.

Thứ tư là “Tùy Phật Giáo Nhẫn”.

Tùy là tùy thuận, giáo là giáo huấn. Làm thế nào tùy thuận giáo huấn của Phật Đà? Đây giống như thế gian cầu học vậy. Các vị nghĩ xem, chúng ta lúc nhỏ đi học tiểu học, bạn không có thời gian sáu năm nhẫn nại thì bạn không thể tốt nghiệp tiểu học được, sơ trung và cao trung hợp lại lại là sáu năm, đại học và nghiên cứu sinh hợp lại cũng là sáu năm, tổng cộng là 18 năm, nếu như lấy học vị Tiến sĩ thì cần phải 20 năm. Bạn không có thời gian nhẫn nại của 18, 20 năm, học nghiệp của bạn làm sao có thể hoàn thành? Cầu học trong Phật pháp siêu quá thế gian. Thế gian cầu học, giáo dục trường học 20 năm, vẫn có một niên hạn. Trong Phật pháp cầu học là không có niên hạn. Từ sơ phát tâm đến Như Lai địa, thông thường Kinh Phật thường nói ba đại A Tăng Kỳ kiếp, bạn có thể chịu nổi không? Bạn nói: “Ây da! Thời gian này quá dài rồi. Thôi vậy, tôi không học nữa”, vậy thì bạn liền buông bỏ. Bạn phải chân thật có lòng nhẫn nại, không sợ trải qua thời gian nhiều kiếp, chăm chỉ nỗ lực học tập. Việc này rất quan trọng. Tiếp nhận giáo huấn của lão sư, lão sư dạy bảo chúng ta có lúc không hề nói rõ cho chúng ta biết, chúng ta cảm thấy họ rất không có đạo lý. Rất không có đạo lý thì làm sao? Phải tùy thuận, không tùy thuận thì học nghiệp của chúng ta không thể nào thành tựu.

Năm xưa, tôi theo học Phật với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam. Nghe nói có một người có đại trí tuệ, đại tu hành như vậy, trong tâm tôi rất ngưỡng mộ, đến Đài Trung bái ông làm thầy. Còn có hai người giới thiệu, một vị xuất gia là Pháp sư Sám Vân, một vị tại gia là lão cư sĩ Chu Kính Trụ. Chu lão cư sĩ đồng tuổi với thầy, đồng tham đạo hữu rất tốt. Hai vị Đại đức này giới thiệu tôi đến Đài Trung. Khi vừa gặp mặt, thầy liền đưa ra ba điều kiện. Ba điều kiện này, ngay lúc đó nghe ra cảm thấy không hợp đạo lý.

Điều kiện thứ nhất: Anh đến Đài Trung học với tôi, bắt đầu từ ngày nay, chỉ nghe một mình tôi giảng Kinh nói pháp. Ngoài tôi ra, bất cứ pháp sư đại đức nào khác giảng Kinh nói pháp cũng không được phép nghe.

Bạn xem, đây là điều kiện gì?

Điều kiện thứ hai: Từ ngày hôm nay, anh xem văn tự (chính là xem sách), không luận xem sách Phật hay sách thế gian, nếu không được sự đồng ý của tôi thì không được phép xem.

Điều kiện thứ ba: Những gì đã học mấy năm trước, tôi không thừa nhận, một mực phế bỏ. Bắt đầu ngày nay, học lại từ đầu.

Thầy nói: “Anh có thể tiếp nhận hay không? Anh có thể tiếp nhận thì tôi nhận anh. Không thể tiếp nhận thì anh đi đến nơi khác”.

Chúng ta ngay lúc đó nghe lời nói này, đích thực cảm thấy rất là mông lung, trước giờ chưa từng nghe nói qua. Vì sao vị lão sư này cao ngạo như vậy, tự đại đến như vậy, chỉ có thể nghe ông ấy, không được nghe người khác? Thế nhưng nghĩ lại, đã đến đó rồi, hơn nữa, có hai vị đại đức đặc biệt giới thiệu cho tôi, nên tôi liền tiếp nhận. Sau khi tiếp nhận, ngữ khí lời nói của lão sư liền hòa ái hơn nhiều. Thầy nói với tôi: “Điều kiện của tôi, anh chỉ cần giữ 5 năm”, còn có kỳ hạn. Lúc đó chẳng biết được sự việc là thế nào. Đây là gì vậy? Đây là phải “tùy Phật giáo nhẫn”. Nếu như lúc đó mình không thể nhẫn nại, nghe đến lời nói này dường như điều kiện quá hà khắc, chúng ta liền rời khỏi thì chúng ta không thể nào có được thành tựu của ngày nay. Rốt cuộc là đạo lý gì? Chúng ta cũng không dám hỏi, có hỏi thầy cũng sẽ không nói. Mãi đến lúc nào mới được rõ ràng? Mười năm trước tôi đến Singapore giảng Kinh, gặp được Pháp sư Diễn Bồi mới được rõ ràng. Kỳ thật, Pháp sư Diễn Bồi cũng không rõ ràng. Tôi biết được rồi.

Ông nói với tôi về chuyện học Phật. Ông xuất gia từ nhỏ, làm Sa Di, mười mấy tuổi thì xuất gia làm tiểu Sa Di. Ông là người rất thông minh, cũng rất ngoan cố. Sự ngoan cố của Pháp sư Diễn Bồi đại khái rất nhiều người Singapore đều biết. Vì sao vậy? Ông có một vị lão sư ở nơi đây, Pháp sư Quảng Hiệp. Pháp sư Diễn Bồi rất là ngoan cố, Pháp sư Quảng Hiệp phải dùng roi đánh ông. Đánh bằng cách nào? Bảo ông đi tắm, tắm thì y phục cởi ra hết, Pháp sư Quảng Hiệp lấy y phục của ông mang đi hết, sau đó lấy đôi dép trúc, vào trong nhà tắm đánh ông. Ông là người rất ngoan cố, thông minh. Năm xưa, ông ở Chùa Quán Tông, thân cận lão Hòa thượng Đế Nhàn. Ông nói Lão Hòa thượng Đế Nhàn dạy ông cũng với ba điều kiện này. Thế là sau khi tôi nghe rồi mới bỗng nhiên hiểu ra, ba điều kiện này không phải của lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, cũng không phải của Lão Hòa thượng Đế Nhàn, mà là trong nhà Phật tổ tổ truyền nhau, đây gọi là “sư thừa”. Chúng ta mới hiểu được, ba điều kiện này hoàn toàn giống nhau. Thế nhưng Pháp sư Diễn Bồi không phục, âm thầm bỏ đi. Ông trốn đến Hạ Môn (lúc đó Pháp sư Thái Hư ở Hạ Môn mở Phật Học Viện), đến Phật Học Viện mà học tập. Ông nói ông theo Pháp sư Đế Nhàn đại khái chỉ có một năm thì bỏ trốn. Đáng tiếc! Tôi vào lúc đó đáng tiếc cho ông. Nếu ông không rời khỏi Lão Hòa thượng Đế Nhàn, thì thành tựu của ông không phải ngay đời này chúng ta đã thấy được, mà thành tựu đó sẽ rất to lớn. Cho nên, thân cận thiện tri thức nếu như không có lòng nhẫn nại thì làm sao được!

Chẳng qua tôi may mắn hơn ông, bởi vì lúc đó ông mới mười mấy tuổi, không hiểu chuyện. Nếu tôi mười mấy tuổi mà gặp lão sư Lý thì có thể cũng giống như ông ấy, tôi bỏ chạy mất rồi. Tôi đến thân cận Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam khi tôi 30 tuổi rồi, nhà Nho gọi là “tam thập nhi lập”, tất nhiên lý trí có thể hàng phục cảm tình, cho nên tôi không chạy đi, tôi còn rất chăm chỉ học tập. Thế nên y theo qui củ này của lão sư mà học tập, sau nửa năm liền có hiệu quả rõ ràng. Tôi mới hiểu được phương pháp này hay, thực tế là cao minh. Vì sao vậy? Chỉ nghe một mình lão sư giảng Kinh, các vị khác đều không thể nghe, cũng giống như là đoạn đi cái duyên xen tạp âm thanh. Chúng ta tiếp xúc Phật pháp tương đối thuần, tương đối chuyên, hướng về một phương hướng này, không như ngày trước tạp loạn như vậy. Về việc xem sách thì sao? Lão sư không đồng ý thì không được xem. Việc này sau nửa năm thì tinh thuần, đạt được chút thọ dụng, phiền não nhẹ, trí tuệ thêm lớn.

Đại đức xưa dạy học, chúng ta mới nghĩ đến “một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”. Thầy dùng phương pháp“không cho phép bạn xem, không cho phép bạn tùy tiện nghe” để ràng buộc bạn, làm cho tâm của bạn từ tạp loạn chuyển hướng tinh thuần. Thời gian dài tu tập như vậy, bất tri bất giác vào thiền định. Thiền định không phải là chéo chân, quay vào vách mới xem là thiền định. “Thiền” là bên ngoài không dính tướng, “định” là trong không động tâm. Cho nên, người xưa dùng phương pháp này đích thực là cao minh. Chúng ta sâu sắc thể hội được, bất tri bất giác được lợi ích.

Lão sư hạn định tôi năm năm. Vẫn chưa đến năm năm, đại khái vào năm thứ tư thì tôi liền nói với lão sư, phương pháp này tốt, tôi bằng lòng làm mười năm. Lão sư mỉm cười. Đích thực giống loại người căn tánh trung đẳng như chúng ta, mười năm thì gốc của chúng ta mới chân thật cắm xuống ổn định; không có mười năm, gốc của chúng ta không đủ sâu. Cho nên, lão sư yêu cầu năm năm là gì vậy? Xem thử chúng ta còn có thể tiếp nhận, nếu như ông nói mười năm thì có lẽ chúng ta liền hoài nghi, sẽ không học, quá dài rồi. Mười năm là gì? Nhất định phải chính mình phát tâm, bạn cảm thấy phương pháp này tốt, lại kéo dài thêm năm năm. Còn có 20 năm, 30 năm, chúng ta xem thấy trong truyện ký của người xưa có 20 năm, 30 năm mới có thể khai trí tuệ, mới có thể triển khai quyển Kinh “đắc tâm ứng thủ, tả hữu phùng nguyên”. Nếu không trải qua huấn luyện nghiêm khắc thì làm sao có thể thành tựu? Việc này cần phải có công phu nhẫn nại rất lớn.

Thứ năm là “Vô Phương Sở Nhẫn”.

Trên Kinh nói thí dụ này cũng rất hay, nói rằng có người ban ngày có thể nhẫn, ban đêm không thể nhẫn; có người ban đêm có thể nhẫn, ban ngày không thể nhẫn; có người ở nơi đây có thể nhẫn, đổi một hoàn cảnh khác thì không thể nhẫn; còn có người ở trước đại oai đức trưởng giả có thể nhẫn, ở đồng hạng hoặc ở trước những đại chúng không như mình thì họ không thể nhẫn. Những người này gọi là “vô phương sở”. Cho nên, Phật dạy Bồ Tát tất cả thời, tất cả mọi nơi, tất cả cảnh duyên (cảnh là hoàn cảnh vật chất, duyên là hoàn cảnh nhân sự) thảy đều phải nhẫn.

Nhẫn nại quyết định không có phạm vi, quyết định không có bờ mé. Đối với đại oai đức trưởng giả hoặc giả là cao tăng chân thật có tu có chứng đắc đạo, chúng ta phải nhẫn. Đối với một người vô tri vô thức không học không thuật, chúng ta cũng phải nhẫn. Nhẫn biểu hiện ở chỗ nào? “Lễ kính chư Phật” trong hạnh Phổ Hiền. Chỉ có từ nhẫn nhục thì tâm bình đẳng của chúng ta mới có thể hiện tiền. Chúng ta có một phần thành kính đối với Phật Bồ Tát thì đối đãi tất cả chúng sanh cũng là một phần tâm thành kính này, quyết định không có khác biệt. Nếu như có khác biệt thì chữ “nhẫn” này liền không còn. Bình đẳng cung kính, bình đẳng tán thán, bình đẳng cúng dường, đây là đại đạo. Phật đạo là đạo bình đẳng, không bình đẳng thì không phải Phật đạo. Chúng ta học với Phật, quan trọng nhất chính là học Phật thật bình đẳng, dùng tâm chân thành, tâm cung kính đối nhân xử thế tiếp vật. Người khác lừa gạt ta, ta quyết không thể lừa gạt người khác; người khác nhục mạ ta, ta không thể nhục mạ người khác. Vì sao vậy? Người tâm địa không bình đẳng, họ đang mê muội, họ không có giác ngộ, hiện tại tuy chúng ta vẫn là chưa giác ngộ, nhưng chúng ta đang học giác. Học giác, Phật là tấm gương giác ngộ tốt nhất. Phải học tập với Phật Đà, chúng ta mới có thể có thành tựu. Phật không có thứ nào không thể nhẫn nại. Đây gọi là “vô phương sở nhẫn”.

Thứ sáu là “Tu Xứ Xứ Nhẫn”.

Trong Kinh này cũng có một thí dụ nói, có người đối với cha mẹ có thể nhẫn, đối với thầy của họ cũng có thể nhẫn, đối với vợ của họ và thân bằng quyến thuộc họ có thể nhẫn, thế nhưng người bên ngoài thì họ không thể nhẫn. Phật nói, Bồ Tát nhân giả không phải là như vậy, cũng giống như một loại tâm nhẫn nại đối với cha mẹ, đối với Chiên Đà La cũng phải có lòng nhẫn nại như vậy. Chiên Đà La là tiếng Phạn, là một tộc quần ty tiện nhất thời Ấn Độ xưa, hiện tại chúng ta gọi là “nô lệ”. Phật nêu ra thí dụ này, chúng ta đối đãi nô lệ, loại nhẫn nại đó cũng giống như cha mẹ vậy. Phật pháp gọi đây là bình đẳng, đây gọi là “tu xứ xứ nhẫn”. Do đây có thể biết cái “xứ xứ nhẫn” này là ở trong hoàn cảnh nhân sự. “Vô phương sở nhẫn” là chủ yếu ở tất cả không gian, tất cả thời gian, là thuộc về một tâm nhẫn nại cảnh giới bên ngoài, “xứ xứ” là nhẫn nại đối với trong hoàn cảnh nhân sự.

Loại thứ bảy là “Phi Sở Vi Nhẫn”.

Trên Kinh có nói: “Bất dĩ sự cố sanh nhẫn, bất dĩ lợi cố sanh nhẫn, bất dĩ úy cố sanh nhẫn, bất dĩ thọ tha ân cố sanh nhẫn, bất dĩ tương thân hữu cố sanh nhẫn”. Chúng ta xem qua những Kinh văn này, liền hiểu được nhẫn nại là có điều kiện. Có điều kiện chính là có sở vi. “Phi sở vi” dùng lời hiện tại để nói là “vô điều kiện”. Đây là Bồ Tát phải nên tu. Phàm hễ bên trong có mang điều kiện, đó không phải là nhẫn nại chân thật, là bạn có ý đồ, là bạn có mục đích ở trong đó. Đây không phải là giáo huấn của Phật Đà. Giáo huấn của Phật Đà là không có ý đồ, không có mục đích. Chúng ta nhẫn nại không phải muốn được quả báo tốt gì, cho nên thông thường người ta gọi là “nhẫn nhỏ thành tựu nhỏ, nhẫn lớn được thành tựu lớn”. Ta hy vọng tương lai có thành tựu, mà đến tu nhẫn nhục Ba La Mật, bạn vẫn là có sở vi rồi. Có sở vi chính là nhà Phật gọi là pháp hữu vi. Hữu vi pháp thành tựu cao nhất chẳng qua là ở trong Tương Tợ Vị, Chân Thật Vị không có phần. Đây cũng xem là không dễ dàng rồi. Đạo lý này chúng ta càng nghĩ càng có lý. Chúng ta phải học chư Phật Bồ Tát. Những Bồ Tát này gọi là Pháp Thân Đại Sĩ. Các Ngài là vô điều kiện mà làm. Tuy là vì tất cả chúng sanh khổ nạn, trong tâm có dính tướng hay không? Nếu như có dính tướng thì họ lại biến thành có điều kiện mà làm. Vì tất cả chúng sanh thị hiện tấm gương, Chư Phật Như Lai ứng hóa ở thế gian chính là làm như vậy, làm ra tấm gương tốt cho chúng ta. Các Ngài đến biểu diễn ở thế gian này giống như người diễn nghệ thuật vậy. Họ lên vũ đài biểu diễn là họ muốn lấy thù lao. Nếu như không có phần thù lao rất cao thì họ sẽ không đến biểu diễn. Phật Bồ Tát biểu diễn ở chín Pháp giới rất là thiết thực, các Ngài không cần thù đáp, danh vọng lợi dưỡng thảy đều không cần, tâm địa thanh tịnh không hề lưu lại dấu vết. Đây gọi là “vô sở vi nhi vi chi”. Đây chính là ý nghĩa “phi sở vi nhẫn”. Đích thực cái cảnh giới này không phải phàm phu có thể làm được, hay nói cách khác, phàm phu sáu cõi không thể nào. Không chỉ sáu cõi không thể nào, mà Pháp Giới Bốn Thánh cũng không làm được. A La Hán, Bích Chi Phật, Huyền Giáo Bồ Tát, Phật quả của Tạng Thông đều vẫn không thể làm được. Ai làm được vậy? Pháp Thân Đại Sĩ làm được. Hay nói cách khác, bạn ở thế gian này quả nhiên có thể làm được thì bạn chính là Pháp Thân Đại Sĩ; nếu như không phải Pháp Thân Đại Sĩ, thì là bạn cách Pháp Thân Đại Sĩ rất gần. Đây là loại thứ bảy.

Loại thứ tám là “Bất Bức Não Nhẫn” .

Điều này là chúng ta tưởng tượng. Phật dạy cho chúng ta những giới luật này, cơ bản nhất là năm giới mười thiện, y theo năm giới mười thiện. Vì sao chúng ta làm không tốt năm giới mười thiện? Là vì không thể nhẫn, không có công phu nhẫn nhục. Nếu như có “bất bức não nhẫn” (bức là bức bách, não là não hại chúng sanh) thì giới cùng thiện của bạn liền thanh tịnh, năm giới mười thiện bạn có thể tu được viên mãn. Trong mười thiện, không sát sanh là bao gồm không não hại chúng sanh; không trộm cắp là quyết định không thể có ý niệm chiếm tiện nghi của người khác. Nếu như có một ý niệm chiếm tiện nghi của người khác, thì cái ý niệm này gọi là tâm trộm, tuy là bạn không có hành vi trộm, nhưng bạn đã động cái tâm trộm rồi. Tiểu Thừa tuy là không phạm giới, nhưng Đại Thừa đã phạm giới rồi, ở chỗ khởi tâm động niệm. Do đây có thể biết, đến phía sau là không vọng ngữ, không hai chiều, thậm chí đến không tham, không sân, không có một điều không phải não hại chúng sanh, không những bức não chúng sanh, thực tế mà nói, đó là bức não chính mình. Chúng ta bình lặng mà tư duy, tỉ mỉ mà quan sát, hại chính mình, tự hại, hại người, nguyên nhân căn bản là không thể nhẫn nhục. Có thể nhẫn thì mười nghiệp thiện không khó tu, tự nhiên liền viễn ly mười ác, thành tựu mười thiện. Không chỉ là năm giới, thậm chí Thế Tôn 49 năm đã nói tất cả giáo huấn đều có thể tuân thủ mà không trái phạm, gốc của nó chính là ở điều “bất bức não nhẫn” này.

Loại thứ chín là “Bi Tâm Nhẫn”.

Cái ý này càng sâu. Đây là đại từ đại bi. Bi tâm nhẫn. Tịnh nghiệp tam phước điều sau cùng, câu thứ nhất dạy chúng ta phát tâm Bồ Đề. Tâm Bồ Đề là gì? Tâm Bồ Đề chính là tâm đại bi. Tâm Bồ Đề thực tiễn biểu hiện ở trên sự tướng chính là yêu thương vô điều kiện, yêu tất cả chúng sanh vượt hơn cả chính mình. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng, cái tâm này không thể hiển thị ra khi tâm Bồ Đề chưa phát. Phát tâm Bồ Đề không phải ở ngoài cửa miệng. Chúng ta từ ngay trong Kinh luận lý giải lời Phật đã nói, thể của tâm Bồ Đề là chân thành, trên Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói là tâm chí thành, chân thành đến cực điểm. Chân thành là gì? Không lừa gạt chính mình, không lừa gạt chúng sanh, đây là chân thành. Hai câu này nói thì dễ dàng, nhưng có thể thể hội được thì rất khó, bạn có thể làm đến được thì càng khó hơn.

Tự thọ dụng của tâm chân thành, danh từ Phật học gọi là thâm tâm. Nói thâm tâm mọi người cũng không dễ hiểu, chúng ta phải đem ý nghĩa nói ra. Hiếu thiện hiếu đức (cái hiếu này là yêu thích) là tự thọ dụng của tâm Bồ Đề. Đại từ đại bi là tâm chân thành đối nhân xử thế tiếp vật. Đại từ đại bi, tâm chân thành thực tiễn ở trên sự tướng, như thị, như thị. Chúng ta chính mình không có cái hiếu thiện hiếu đức, đối với người khác không có tâm yêu thương vô điều kiện, chính là bạn chưa có “bi tâm nhẫn”, tâm Bồ Đề của bạn chưa phát khởi.

Điều sau cùng là “Thệ Nguyện Nhẫn”.

Điều này khó! Bạn phát nguyện thì phải thực tiễn. Nếu bạn không có công phu nhẫn nhục thì nguyện của bạn phát ra không thể hiện thực. Rõ ràng nhất là Tứ Hoằng Thệ Nguyện, đồng tu học Phật chúng ta, không luận tại gia hay xuất gia, có ở trước mặt Phật Bồ Tát phát nguyện này hay không? “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Thời khóa sớm tối ngày ngày đều ở trước Phật Bồ Tát phát nguyện mà một điều cũng không thể thực hiện. Nguyên nhân gì vậy? Không có thệ nguyện nhẫn. Chúng ta xem thấy trên Kinh nói mười loại nhẫn này, thành thật mà nói, một chính là mười, mười chính là một. Quả nhiên một điều đầy đủ thì mười điều thảy đều đầy đủ, một điều không có thì chín điều kia cũng không có. Vậy mới chân thật thể hội được trên “Kinh Kim Cang Bát Nhã” nói với chúng ta: “Tất cả pháp đắc thành ở nhẫn”. Ngày nay chúng ta tu hành lâu đến như vậy rồi mà công phu không có lực, cầu sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc tin tức vẫn mờ mịt, không có chút tin tức nào. Hỏi bạn có nắm chắc hay chưa? Vẫn chưa nắm chắc. Tại vì sao người trước tu ba đến năm năm thì thật có nắm chắc, ngày nay chúng ta tu ba đến năm mươi năm vẫn không nắm chắc, nguyên nhân này do đâu? Không có công phu nhẫn nại. Như vậy mới biết, nhẫn nại quan trọng đến cỡ nào!

Thế nhưng, trước khi nhẫn lực thành tựu, ở bổn Kinh cũng nói cho chúng ta một số điều kiện tiên quyết. Bạn xem, câu đầu tiên là: “Bất kế chúng khổ, thiểu dục tri túc”. Đây đều phải nhẫn nại. Ham muốn hưởng lạc, không thể chịu khổ, con người này không có nhẫn nhục, hay nói cách khác, họ không có thành tựu, cho dù có thành tựu thì cũng rất có hạn. Tám chữ này rất quan trọng, chúng ta quyết định không thể nào xem thường.

Năm xưa Phật ở đời, khi sắp rời khỏi thế gian, rất nhiều học trò thỉnh giáo với Phật: “Khi Thế Tôn còn ở đời, chúng con đều theo Ngài, nương theo Ngài làm Thầy. Khi Thế Tôn Ngài không còn ở đời, chúng con phải nương vào ai để làm thầy?”. Mọi người đều biết, Phật nói: “Lấy giới làm thầy”. Thế nhưng Phật còn có một câu nói mà chúng ta lơ là đi, đó là: “Lấy khổ làm thầy”. Hai câu: “Bất kế chúng khổ, thiểu dục tri túc” là “lấy khổ làm thầy”. Đời sống trải qua khổ một chút là tốt. Vì sao vậy? Không có tham luyến đối với nhân gian này, dễ dàng xuất ly sáu cõi luân hồi. Nếu như đời sống của bạn trải qua được quá dư dả, bạn cảm thấy thế gian này không tệ, Thế giới Cực Lạc nghe nói suông nhưng không hề xem thấy, vậy thì không thể tính đến, vẫn là ở nơi đây tốt, có tham luyến đối với thế gian này. Việc này có tổn hại rất lớn đối với chính mình. Không dễ dàng gặp được cơ hội này, để lỡ qua phải nên làm thế nào? Phật Bồ Tát làm ra rất nhiều thị hiện để dạy bảo cho chúng ta. Nếu như chúng ta chính mình có phước báo phải nên đem phước báo này bố thí cho những chúng sanh không có phước báo, cho họ hưởng chung, chính mình không nên hưởng. Chính mình không có phước báo mà hưởng phước, người ta nói đây không phải là thiên Kinh địa nghĩa hay sao? Với người tu hành mà nói, bạn sai rồi. Bạn có phước, hưởng phước thì là hại bạn, cái phước đó chính là ma, chướng ngại đạo nghiệp của bạn. Nếu như bạn vừa chuyển đổi lại, đem phước báo của bạn cho tất cả chúng sanh hưởng, đây là trí tuệ chân thật, viễn ly tất cả ma chướng, bạn chân thật siêu việt rồi.

Cho nên, Đại đức xưa, Thích Ca Mâu Ni Phật làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta xem. Ngài đích thực xuất thân từ nhà phú quý, là thân phận của vương tử, vào thời xưa gọi là: “Phú hữu tứ hải quý vi thiên tử”, đem phú quý chính mình xả bỏ, xuất gia tu khổ hạnh. Vì sao vậy? Làm như vậy là chính xác, hưởng thụ phú quý thế gian là sai. Bạn phải nên biết, cái phú quý đó không phải một đời mà tu được. Nhiều đời nhiều kiếp tu được phú quý, ý niệm hưởng phước vừa khởi lên thì mê rồi, hưởng thụ phước báo đế vương của thế gian thì mê rồi. Cái phước báo này xả bỏ hết thì phước báo to lớn hơn liền đến để làm Phật. Cho nên, các vị đồng tu bình lặng mà suy xét, các vị xem, đế vương triều đại thời nhà Thanh của chúng ta, phước báo lớn nhất là Hoàng đế Càn Long. Phước báo của Càn Long tuyệt đối không phải mười đời có thể tu được, mà là phước báo của mấy mươi đời đã tu, nhưng một đời liền hưởng hết. Phước báo của Thích Ca Mâu Ni Phật cũng là mấy mươi đời đã tu, nhưng Ngài không hưởng, cho nên phước báo lớn hơn xuất hiện, thành Phật rồi. Hai người này bạn tỉ mỉ mà so sánh một chút, bằng lòng làm hoàng đế hay là bằng lòng đi làm Phật? Có lẽ người thông thường nghĩ đến làm hoàng đế sẽ tốt hơn, làm Phật ngày ngày ra bên ngoài khất thực, trải qua đời sống khổ đến như vậy. Thế nhưng bạn phải nên biết, làm hoàng đế vẫn phải luân hồi sáu cõi. Càn Long được xem là một hoàng đế tốt, nhưng ngay trong một đời có tạo nghiệp hay không? Không thể tránh khỏi. Bạn xem qua lịch sử một đời của ông ấy thì biết, cũng giết oan không ít người, cho nên làm hoàng đế có so sánh thế nào cũng không thể so được với Phật. Phật tự tại như vậy, trải qua là đời sống trí tuệ cao độ, đời sống được đại tự tại. Đây là đế vương không thể hưởng thụ được. Đây chính là mê và ngộ.

Then chốt phá mê khai ngộ là ở nhẫn nại. Cái gì cũng đều phải nhẫn. Chân thật có thể nhẫn nại, sau đó mới có thể hiểu được “chuyên cầu bạch pháp huệ lợi quần sanh”, quyết định sẽ không có một ý niệm vì chính mình. Chúng ta tu hành cũng không phải vì chính mình, mà là vì chúng sanh. Chúng ta chính mình thường nói rất hay, chúng ta tu học khổ hạnh, đoạn ác tu thiện có phải vì chính mình hay không? Không phải vì chính mình. Phá mê khai ngộ cũng không phải vì chính mình, chuyển phàm thành Thánh vẫn không phải là vì chính mình. Làm sao biết được không vì chính mình? Ở trên Kinh Phật nói: “Bồ Tát không ngã tướng, không nhân tướng, không chúng sanh tướng, không thọ giả tướng”, họ có chỗ nào vì chính mình? Do đây có thể biết, Phật Bồ Tát thị hiện ở nhân gian này là vì chúng sanh, chuyển ác thành thiện cũng là vì chúng sanh, phá mê khai ngộ, chuyển phàm thành Thánh, không có thứ nào không phải vì chúng sanh. “Chuyên cầu bạch pháp huệ lợi quần sanh”. Chỗ này nói quần sanh là tất cả chúng sanh tận hư không khắp pháp giới, không phải hạn cuộc ở khu vực này, cũng không phải nói cái địa cầu này, đây là phạm vi quá nhỏ. Trên Kinh Đại Thừa thường nói: “Chư Phật Bồ Tát, Pháp Thân Đại Sĩ, các Ngài là tâm bao thái hư lượng khắp pháp giới”.

Sau cùng câu này tán thán chí nguyện vô quyện. Chí nguyện không phải chí nguyện khác, đây là mười nguyện Phổ Hiền. Thật tu, không phải mỗi ngày đọc qua thì xong rồi. Trong bổn khóa tụng đem mười nguyện Phổ Hiền xếp vào Kinh văn của khóa tụng, mỗi ngày đều đọc tụng, ngày ngày phải đọc. Đọc xong rồi là xong, nó không khởi tác dụng. Nguyện đầu tiên là “Lễ Kính Chư Phật”. Bạn ngày ngày đọc, bạn có lễ kính đối với người hay không? Không hề làm được, đọc cả đời cũng không làm được. Điều thứ nhất không làm được thì phía sau toàn bộ đều không có. Lục độ, mười nguyện đều có thứ lớp, cái sau thù thắng hơn cái trước. Hay nói cách khác, không có điều phía trước này tuyệt đối sẽ không có điều phía sau, giống như xây nhà vậy, không có tầng thứ nhất thì làm gì có tầng thứ hai, phải từng tầng từng tầng mà xây lên. Không có lễ kính thì chắc chắn sẽ không có tán thán, thì không thể nào có cúng dường. Không có bố thí thì trì giới, nhẫn nhục không thể nói đến. Giáo huấn của Thánh nhân, các Ngài có thứ lớp, có tầng thứ, chúng ta không thể nào làm sai thứ lớp.

Hoằng nguyện của Phổ Hiền, mỗi một nguyện sau cùng đều nói: “Hư không giới tận, chúng sanh giới tận, chúng sanh nghiệp tận, chúng sanh phiền não tận, ngã nguyện nãi tận”. Hư không giới cho đến phiền não không có cùng tận, cho nên nguyện của Bồ Tát cũng không có cùng tận. Sau cùng nói được càng hay: “Niệm niệm tương tục vô hữu gián đoạn, thân ngữ ý nghiệp vô hữu bị yểm”, hoàn toàn thực tiễn rồi. Hiện tại thực tiễn ở nơi thân chúng ta thì như thế nào? Điều này rất quan trọng. Chúng ta chính mình nhất định nghĩ đến hiện tại ta là thân phận gì, làm nghề nghiệp gì? Người quý là rõ biết chính mình. Người nếu không biết chính mình thì chính là người hồ đồ. Người hồ đồ chính là phàm phu. Người nếu rõ biết chính mình thì là người giác ngộ rồi, là người minh bạch. Người minh bạch gọi là Bồ Tát. Chuyển phàm thành Thánh là ở ngay nơi đây.

Hiện tại thân phận của chúng ta là thân phận xuất gia, nghề nghiệp của chúng ta là giáo dục của Phật Đà, là giáo dục đa nguyên văn hóa. Chúng ta có tận tâm tận lực làm cho tốt nghề nghiệp này hay không? Giống như Bồ Tát đã nói: “Thân ngữ ý nghiệp vô hữu bị yểm”. Đây là trên sự mà nói. “Niệm niệm tương tục vô hữu gián đoạn” là từ trên tâm mà nói. Đây chính là người thế gian thường hay gọi là kính nghiệp.

Nguyện thứ nhất của Bồ Tát Phổ Hiền nguyện là: “Lễ kính chư Phật”. Chúng ta làm sao dùng chữ kính này ở trên nghiệp. Dùng ở trên nghiệp là đời sống, sinh hoạt, làm việc, hành vi kính nghiệp. Ta nhất định phải đem sự việc này làm cho tốt. Tổng đề mục của chúng ta là: “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm”. Tổng đề mục này là bao gồm tất cả thân phận khác nhau, nghề nghiệp khác nhau. Đó là tổng thuyết. Biệt thuyết, hiện tại chúng ta là thân phận xuất gia, chúng ta từ nơi công việc giáo học. Nghề nghiệp này ta có phải là mỗi ngày rất chăm chỉ nỗ lực mà đọc tụng Kinh điển hay không? Đây là tự hành, là trên cầu Phật đạo. Cái ta đã đọc, cái ta lý giải, cái ta học được có phải là chúng ta thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta hay không? Đây chính là thân ngữ ý nghiệp vô hữu bị yểm. Ta làm được rồi, có người đến hỏi ta, ta cũng nói rõ ràng rồi, nói tường tận rồi. Ý chính là niệm niệm nối nhau không có gián đoạn, mỗi niệm đều là giúp đỡ tất cả chúng sanh, đây là thuộc về ý nghiệp. Giúp đỡ tất cả chúng sanh, ba sự việc, chúng ta đều phải làm. Thế nhưng trong ba sự việc có một cái trọng điểm, trọng điểm là giúp chúng sanh phá mê khai ngộ. Như vậy công việc này của chúng ta là giáo học. Giáo học là giúp người phá mê khai ngộ, những thứ khác là phụ kệ. Đây là chúng ta chủ yếu. Chủ tu và trợ tu phải phân được rõ ràng. Đây là tất cả của tất cả, đều là thuộc về Nhẫn Lực Thành Tựu. Chúng ta không thể nào không tường tận, không thể không rõ ràng, nhất định phải chăm chỉ nỗ lực tu học.

Nhà Phật thường nói: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Lý ở trên Kinh Phật nói được rất sâu, sự cũng nói được rất nhiều. Ở trong sáu cõi luân hồi được thân người là vô cùng khó, cái cơ suất này quá nhỏ. Lời của Phật nói chúng ta có thể tin tưởng hay không? Chỉ cần tỉ mỉ mà tư duy, quan sát, sau đó liền sẽ cảm thấy lời nói của Phật có thể tin tưởng. Phật nói với chúng ta, muốn được thân người, điều kiện là phải đầy đủ năm giới mười thiện. Chúng ta nghĩ lại xem, chúng ta một ngày từ sớm đến tối, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm là mười ác nhiều hay là mười thiện nhiều? Bình lặng mà suy xét thì liền biết. Ý niệm ác của chúng ta nhiều hơn ý niệm thiện, ngôn ngữ ác nhiều hơn ngôn ngữ thiện, hành vi ác nhiều hơn hành vi thiện, vậy thì xong rồi, thân người thì không thể có được. Muốn được thân người, đích thực thiện chắc chắn phải nhiều hơn ác. Trong mười phần, bảy tám phần là thiện, hai ba phần là ác; không luận là khởi tâm động niệm, lời nói, việc làm, phải có một so sánh như vậy thì bạn liền rất an tâm, vì đời sau vẫn có thể giữ được thân người. Nếu như nói thiện và ác của tôi năm mươi – năm mươi, như vậy rất là không bảo đảm. Luôn phải đến bảy tám phần mười, thì mới có thể tin được, không đến nỗi mất thân người. Chúng ta từ ngay chỗ này bình lặng mà tư duy quan sát, liền biết được lời của Phật nói có đạo lý, đáng được chúng ta tin tưởng.

Phật nói: “Được thân người là đáng quý”. Đáng quý ở chỗ nào? Đáng quý ở khai ngộ, đáng quý ở siêu việt sáu cõi luân hồi. Nếu muốn khai ngộ, muốn siêu việt sáu cõi luân hồi, thì chỉ có Phật pháp. Cơ hội nghe Phật pháp không nhiều. Singapore được thân người sắp gần bốn trăm vạn người, có mấy người nghe được Phật pháp? Không thể so sánh! Được thân người và nghe được Phật pháp là đại hạnh. Nếu như được thân người mà không thể nghe Phật pháp, vẫn cứ khởi tâm động niệm đều đang tạo ác nghiệp, thì cái thân người này có gì đáng quý chứ? Khoảng chớp mắt thì đi đến ba đường, vậy thì không đáng quý. Hiện tại chúng ta đích thực đáng được vui mừng, chúng ta được thân người, nghe Phật pháp, thực tế là không dễ dàng. Vậy thì chúng ta ngay đời này có năng lực siêu việt tam giới hay không, có năng lực trải qua đời sống trí tuệ của Phật Bồ Tát hay không, hoàn toàn xem thành tựu nhẫn lực của chính mình.

Học Phật phải có lòng nhẫn nại, không có lòng nhẫn nại thì không thể thành tựu. Hơn nữa, lòng nhẫn nại này một ngày đều không thể buông lung. Chúng ta đến thế gian này, ngay trong một đời này việc gì là việc lớn thứ nhất của ta? Học Phật là việc lớn thứ nhất, mới có thể có thành tựu. Việc này nếu không có nhẫn lực tương đương thì không thể thành công. Khi mới học luôn luôn là ngày tiếp nối đêm.

Chúng tôi ngày trước ở Đài Trung cùng học giảng Kinh với thầy. Vào lúc đó tuổi trẻ, có thể lực, buổi tối mỗi ngày dậy ba giờ là không vấn đề, ngày thứ hai vẫn cứ làm việc. Cho nên, làm việc gì đều phải tuổi trẻ thì mới dễ dàng thành tựu, trung niên trở lên thật khó, thể lực không đủ, cho dù có tâm nguyện, nhưng thể lực không cho phép. Ba ngày ba đêm không ngủ, bạn còn có tinh thần hay không? Lúc tôi hơn hai mươi tuổi, có thể lực, ba ngày ba đêm không ngủ mà hoàn toàn bình thường, công việc gì đều cũng có thể làm, tuyệt đối không có tình trạng mệt mỏi. Hiện tại thì không được rồi. Cho nên, cần phải nắm lấy cơ duyên, phải nắm lấy thời gian. Muốn có thành tựu, quyết định tất cả đều phải dựa vào nhẫn nại.

Đoạn Kinh văn này chỉ giới thiệu với các vị đến chỗ này. A Di Đà Phật!

Trích đoạn trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Hòa Thượng – Pháp Sư Tịnh Không
Tập 201-202

Bài viết liên quan

Nguyện thứ 46: Nguyện được môn Tổng trì

Thiện Quang

Nguyện thứ 42: Nguyện chiếu suốt mười phương

Thiện Quang

Nguyện có túc mạng thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông

Thiện Quang

Nguyện thứ 10: Nguyện được thần túc thông

Thiện Quang

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm 7: Quyết Thành Chánh Giác tập 8

Thiện Quang

Lục Hòa Kính: Mỗi niệm không rời sáu điều này

Thiện Quang

Nhân quả tuyệt đối không phải mê tín

Thiện Quang

Trong cuộc sống thường ngày phải nên chú ý điều gì?

Thiện Quang

Nguyện thứ 4: Nguyện có 32 tướng tốt

Thiện Quang

Leave a Comment