Nguyện thứ 14: Nguyện chạm Quang minh được an lạc
Kinh Vô Lượng Thọ

Nguyện thứ 14: Nguyện chạm Quang minh được an lạc

Nguyện thứ 14: Nhược hữu chúng sanh, kiến ngã quang minh, chiếu xúc kỳ thân, mạc bất an lạc, từ tâm tác thiện, lai sanh ngã quốc.

Kinh văn: “Nhược hữu chúng sanh, kiến ngã quang minh, chiếu xúc kỳ thân, mạc bất an lạc, từ tâm tác thiện, lai sanh ngã quốc. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ chánh giác”.

Dịch: Nếu có chúng sanh nào thấy hay chạm được ánh sáng của con thì được an lạc, khởi từ tâm làm điều lành, sau sanh về nước con. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

Đây là nguyện thứ mười bốn. Hai câu sau cùng là tổng kết hai nguyện này. Đây là chương thứ bảy. Cư sĩ Hạ Lão hội tập rất hay, Ngài đem cương mục tổng cương đều bao gồm kiêm nhiếp hết. Cương là 24 chương, mục là 48 nguyện. Hai nguyện trong chương thứ bảy: “Nhược bất nhĩ giả, bất thủ chánh giác”, hai câu này là tổng kết hai nguyện.

“Nhược hữu chúng sanh, kiến ngã quang minh, chiếu xúc kỳ thân, mạc bất an lạc, từ tâm tác thiện, lai sanh ngã quốc”. Lời nói này là thật, then chốt là ở chữ “kiến”. Kiến là chánh tri, chánh kiến. Chúng ta có thấy được quang minh của Phật hay không? Quang minh của Phật không nơi nào không có, chúng ta không thấy được. Không thấy được thì phải mong cầu phương tiện, không có phương tiện thì không thể nào khế nhập được chân thật. Cho nên Phật pháp rất xem trọng đối với phương tiện khéo léo, là pháp môn không hai giáo hóa chúng sanh. Phương thức giáo hóa chúng sanh quan trọng, chúng ta dần dần khế nhập thứ lớp.

Phật quang ở chỗ nào vậy? Chính là bổn kinh Vô Lượng Thọ này, chúng ta từ trong kinh này mà thấy. Đây là phương tiện tối sơ, cũng giống như đốt đèn vậy, trước tiên bạn đốt cháy tim đèn lên, sau đó dần dần đốt lên, càng cháy thì ánh sáng càng lớn, càng lúc chiếu được càng xa. Kinh này là tinh tinh chi hỏa, từ ngay chỗ này mà bắt tay vào.

Kinh này mỗi câu mỗi chữ tràn đầy trí tuệ, vô lượng vô biên trí tuệ, bạn có thể thấy được không? Không thấy được. Chúng ta xem chú giải của những tổ sư đại đức xưa nay, những chú giải đó chính là các Ngài thấy được cái quang này, quang huy dần dần mở rộng ra. Mỗi một người phạm vi mở rộng tuyệt nhiên không như nhau, đều có thể làm giá kính cho chúng ta, đều có thể làm tư liệu cho chúng ta tham khảo.

“Kiến ngã quang minh”, chữ “ngã” này được dùng rất hay, song quan ngữ. Từ trên mặt chữ mà nhìn, chữ “ngã” này là Bồ Tát Pháp Tạng, ý nghĩa sâu hơn một tầng là chính ta. Phía sau nói “chiếu xúc kỳ thân”, chân thật chiếu kiến. Chúng ta chính mình xem chính mình thì không dễ gì thấy được, xem người khác sau đó lại xem chính mình thì dễ dàng xem thấy, rất rõ ràng. Thí dụ như xem gương vậy. Có người nào mà mỗi ngày không xem gương vài lần? Tại vì sao phải xem gương? Chính mình không thể xem thấy chính mình, ngay trong gương có thể xem thấy chính mình. Bạn có nghĩ đến hay không? Gỡ đi tấm gương, bao gồm tất cả cảnh giới đều là gương, bạn không hề biết được ý nghĩa này.

Tất cả người, sự vật, khi sáu căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài chính là soi gương. Mục đích soi gương để làm gì? Vẫn không phải là trang điểm chính mình, đem cấu uế trên mặt chính mình rửa cho sạch sẽ. Sáu căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài, chúng ta phải phóng đại quang minh, đem những ô uế trong sáu căn của chúng ta phải tẩy rửa cho thật sạch, thì chẳng phải sáu căn thanh tịnh rồi sao? Cho nên, sáu căn thanh tịnh, không nhiễm một trần. Nếu bạn không tìm một tấm gương để soi chiếu, bạn làm sao biết được sáu căn của bạn chỗ nào đã bị ô nhiễm?

Các vị phải nên biết, cảnh giới sáu trần là một tấm gương, nếu không biết soi thì cảnh giới sáu trần ô nhiễm đi sáu căn, nếu biết soi thì cảnh giới sáu trần giúp chúng ta thanh khiết sáu căn, để sáu căn ở trong cảnh giới sáu trần không nhiễm một trần, có như vậy bạn liền được an vui. Ba độc không còn thì thân tâm liền an, thị phi nhân ngã không còn, tham-sân-si-mạn không còn. Vì sao không còn? Vì Phật quang chiếu rọi. Cái gì là Phật quang?

Trong kinh điển đã nói vô tận trí tuệ, chúng ta đọc rồi khai ngộ, chúng ta tiếp được quang của Phật, đem quang của tự tánh chính mình dẫn khởi ra, dường như tiếp lấy ánh sáng của người khác để nhóm lên ánh sáng của chính mình vậy. Đây chính là cái ý này. Chúng ta không tiếp lấy Phật pháp, trí tuệ của chúng ta dựa vào năng lực của chính mình để khai mở thì thật khó, tương đối không dễ dàng. Phương pháp duy nhất chính là nhờ vào Phật quang, dùng trí tuệ của Phật để khai phát trí tuệ tự tánh của chúng ta.

Trí tuệ quang minh của tự tánh chúng ta cùng tự tánh quang minh Bồ Tát Pháp Tạng, chư Phật Như Lai không hề khác biệt, vì sao vậy? Chúng ta đồng một tự tánh. Trên kinh Phật nói rất hay: “Mười phương ba đời chư Phật cùng đồng một pháp thân”. Cùng đồng một pháp thân chính là cùng đồng một tự tánh, cho nên nói cùng đồng một thể sinh mạng, có người nào mà không có quan hệ với chúng ta, có việc nào mà không có quan hệ với chúng ta, có vật nào mà không có quan hệ với chúng ta? Cái thâm nghĩa này hiện tại người hiểu được chân thật càng ngày càng ít.

Giáo học của Phật pháp không gì khác hơn chính là nói rõ những chân tướng sự thật này. Quan hệ người với người là chân tướng sự thật; quan hệ giữa người với đại tự nhiên, tất cả vạn vật cũng là chân tướng sự thật; người với thiên địa quỷ thần, thông thường giáo dục của thế gian chỉ nói đến chỗ này, giáo dục của Phật pháp phải nói đến tâm tánh, phải nói đến căn nguyên của vũ trụ, hư không pháp giới tất cả chúng sanh từ do đâu mà có? Đó chính là giáo học của Phật pháp. Triệt để làm cho rõ ràng, làm cho tường tận rồi, thì sau đó bạn mới có thể chân thật thấy được Phật quang.

Không những thấy được Phật quang của A Di Đà Phật, mà Phật quang của Bổn Sư Thế Tôn, Phật quang của mười phương ba đời tất cả chư Phật bạn đều có thể cảm nhận được. Phật quang cùng quang minh tự tánh của chính mình dung hợp thành một thể, vậy đương nhiên liền an lạc, kiến tư, trần sa, vô minh đều hết, bởi vì những thứ này là từ trong vô minh biến hiện ra. Vô minh bị Phật quang, bị tự tánh quang minh chiếu phá.

Vô minh phá rồi, đương nhiên trần sa, kiến tư cũng đoạn hết, một chút cũng không tồn tại, ngày nay chúng ta gọi là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước không còn bóng nào, thì tâm của bạn liền được an. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là tất cả nghiệp nhân của khổ. Nhân khổ đoạn hết rồi thì quả khổ đương nhiên không tồn tại, cho nên bạn an vui. An vui chính là ý này.

Câu này là tự thọ dụng, hai câu phía trước, thực tế mà nói chính là nhà Phật gọi là phá mê khai ngộ. “Chiếu xúc kỳ thân” thì khai ngộ rồi, bạn thấy được trí tuệ, cũng chính là nói trí tuệ chân thật của bạn hiện tiền, bạn giác ngộ rồi, bạn được an vui. Phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui chẳng phải là ý nghĩa của câu nói này hay sao?….

Trích đoạn trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Hòa Thượng – Pháp Sư Tịnh Không
Tập 114

Bài viết liên quan

Phật khuyên chúng ta phải phát tâm Bồ Đề

Thiện Quang

Thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng không gì bằng

Thiện Quang

Phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật

Thiện Quang

Thân Như Lai vi diệu đoan nghiêm

Thiện Quang

Nguyện thứ 43: Nguyện hương báu xông khắp

Thiện Quang

Dù thân nát trong các khổ, tâm không thối chuyển

Thiện Quang

Trí huệ rộng lớn như biển cả, nội tâm thanh tịnh dứt trần lao

Thiện Quang

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm 2: Đức Tuân Phổ Hiền tập 1

Thiện Quang

Nguyện thứ 17: Nguyện được chư Phật xưng tán

Thiện Quang

Leave a Comment