Pháp Ngữ

Ý nghĩa hình tượng bánh xe Pháp Luân trong đạo Phật

Hình tượng bánh xe Pháp Luân tượng trưng cho những nội dung mà Phật giáo hóa chúng sanh, Phật đã nói những gì cho chúng sanh, đồ án này phải có thể biểu thị ra, nêu rõ ra.

Chuyển bánh xe pháp, đem pháp âm giác ngộ thế gian

Vào ba ngàn năm trước, chúng sanh thế gian này căn tánh chín muồi, cảm động Thích Ca Mâu Ni Phật ứng hóa đến thế gian của chúng ta. Phật là hiển ứng, ứng hóa rõ ràng. Phật xuất hiện ở thế gian này không có người quen biết, không có người thỉnh pháp. Nếu không người thỉnh pháp thì Phật phải nhập diệt, phải vào Bát Niết Bàn, Ngài ở thế gian này không có việc gì làm.

Phàm phu chúng ta ngu si không biết Thế Tôn thành Phật, không biết có Phật xuất thế, may mà người Trời Tịnh Cư biết được (người Trời Tịnh Cư chính là ngũ bất hoàn thiên trong đệ tứ thiền, trong tầng trời thứ năm này đều là người tu hành, không phải là phàm phu, trong Kinh điển nói là “thánh nhân Tam quả trở lên”). Nơi đó là đạo tràng lớn, họ nhìn thấy được Phật xuất hiện ở thế gian này, vội vàng đi xuống thay mọi người chúng ta khải thỉnh, thỉnh pháp, thế là Thế Tôn tiếp nhận lễ thỉnh của chúng sanh, nên mới bắt đầu vì mọi người giảng Kinh nói pháp, triển khai sự nghiệp giáo hóa chúng sanh của Ngài. Sự nghiệp này dùng lời hiện đại mà nói là “công tác giáo dục xã hội”, Ngài triển khai công tác giáo dục xã hội của Ngài.

Tại vì sao công tác giáo dục xã hội phải gọi là chuyển pháp luân? Pháp luân là thí dụ. Hiện tại và thời xưa, chúng ta biết được vào thời đại cổ xưa, mỗi một dân tộc đều có một đồ án để làm tiêu chí cho dân tộc đó, nhà sử học gọi là Tô-tem; người hiện tại chúng ta buôn bán, một ngành nghề cũng có thương hiệu, có một đồ án gọi là Mark. Tịnh Tông Học Hội chúng ta cũng có, chính là logo phía trên.

Phật pháp cũng không ngoại lệ, cũng thuận theo thế gian pháp chọn lựa một tiêu chí để đại biểu giáo học của Thế Tôn đối với xã hội. Thế Tôn chọn lấy hình tượng “bánh xe”. Hình tượng của bánh xe tượng trưng cho những nội dung mà Phật giáo hóa chúng sanh, Phật đã nói những gì cho chúng sanh, đồ án này phải có thể biểu thị ra, nêu rõ ra. Cho nên, thông thường đồ án dùng trong nhà Phật chúng ta có ba loại. Đồ án được dùng nhiều nhất chính là “Bánh Xe Pháp”, chúng ta thường nói pháp luân thường chuyển. Loại thứ hai là “Hoa Sen”, hoa sen cũng được nhà Phật dùng để làm tiêu chí. Loại thứ ba là chữ “Vạn”, một trong ba mươi hai tướng của Phật, trên ngực của Phật có một chữ vạn. Ý nghĩa chữ vạn này biểu thị tốt đẹp, tất cả pháp mà Phật đã nói đều là tốt đẹp nhất.

Hoa sen là đại biểu thanh tịnh vô nhiễm, không nhiễm, sanh ra từ bùn mà không nhiễm. Gốc của hoa sen sanh ra từ trong bùn. Bùn biểu thị cho sáu cõi, bên trên bùn là nước, nước biểu thị pháp giới bốn thánh Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật. Hoa sen nở ở trên mặt nước, có ý là siêu việt sáu cõi, siêu việt mười pháp giới, họ ở Pháp Giới Nhất Chân. Không chỉ là sáu cõi không nhiễm, mà pháp giới bốn thánh cũng không nhiễm. Hoa sen là biểu thị cho ý này.

“Bánh xe” biểu thị ý còn viên mãn hơn, chân thật là biểu thị đại viên mãn. Bánh xe là cái tướng động, trong động là không động. Các vị thử nghĩ xem, có thứ nào mà có thể đem hai loại hình tượng này đều biểu thị ra? Chỉ có bánh xe, bánh xe là tròn, tâm viên bất động, xung quanh động nhưng lòng tâm không động, cho nên nó đại biểu “động tịnh không hai, động tịnh là một”. Việc này trong các hình tượng khác không thể hiển thị ra được. Ý nghĩa sâu hơn một tầng nữa là đại biểu “tánh – tướng không hai, không – có là một”.

Bạn xem, chung quanh bánh xe là biểu thị tướng, đại biểu có; tâm của bánh xe biểu thị không, đại biểu tánh, tánh là không, cho nên tâm viên. Tâm viên ở đâu vậy? Không tìm ra được. Có tâm hay không? Nhất định có tâm, thế nhưng tâm không thể được. Hiện tại có học thuyết nào có thể nói ra được rõ ràng? Cho nên “điểm” chỉ là một khái niệm trừu tượng, không phải sự thật, thế nhưng điểm di động chính là tuyến, tuyến di động chính là diện, tuyến và diện chúng ta có thể quan sát ra được, còn điểm không thể quan sát được, cho nên không tìm ra tâm viên.

Tâm là không, tướng là có. Tướng có là do không mà sanh ra có. Có từ do đâu mà ra? Có từ không mà ra. Cho nên, có vẫn là không, có không phải là thật có, có gọi là huyễn có. “Chân không bất không, diệu hữu phi hữu”, “bánh xe” biểu thị cho ý này. Ý này thật viên mãn, đích thực mười phương ba đời tất cả chư Phật vì chúng sanh nói pháp chính là nói rõ đại đạo lý này, nói rõ chân tướng sự thật này.

Vòng tròn xung quanh của bánh xe biểu thị cho mười pháp giới y chánh trang nghiêm. Trung tâm của bánh xe pháp luân đại biểu cho tự tánh, đại biểu pháp thân lý thể, chân tâm bổn tánh của chúng ta. Tất cả chư Phật Như Lai vì chúng sanh giảng Kinh nói pháp cũng không ngoài nói rõ sự việc này. Đó là chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Cho nên, dùng bánh xe để biểu pháp rất là viên mãn tròn đầy.

Bánh xe nhất định phải động. Động là nó hoạt động. Nếu như bánh xe không động thì biến thành phế vật, liền biến thành đồ chết. Bánh xe nhất định phải động.

Ngày nay khoa học phát triển, các vị thử nghĩ xem, đạo lý gì có được thành tựu huy hoàng như ngày nay? Đều là bánh xe đang chuyển, bất cứ máy móc gì cũng không ngoài vòng tròn này. Hiện tại bánh xe còn làm thành bánh răng, ngay trong bánh xe với nhau mới có thể sanh ra tác dùng chuyển động, toàn là bánh xe đang chuyển động. Cho nên Phật giảng Kinh nói pháp liền dùng bánh xe pháp luân chuyển để làm thí dụ.

Chúng ta xem thấy Phật Kinh “chuyển pháp luân” chính là thúc đẩy công tác Phật Đà giáo dục xã hội, là biểu thị ý này. Chư Phật Như Lai xuất hiện ở thế gian này chính vì sự việc như vậy, có thể nói tám tướng thành đạo, bảy tướng khác đều là vì tướng này (Tướng thành đạo thứ 7: Chuyển Pháp Luân).

Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 32

Bài viết liên quan

Ý nghĩa biểu pháp của Tứ Đại Thiên Vương trong đạo Phật

Thiện Quang

Dùng phương pháp gì tiêu trừ tập khí nghiệp chướng?

thienquang242017

Vị thầy tốt nhất mà chúng ta nên theo tu học là ai?

Thiện Quang

Công phu tu hành như thế nào mới có lực?

Thiện Quang

Khắc phục vọng niệm thì bạn chính là Thánh nhân

Thiện Quang

Chúng ta dùng phương pháp gì khắc phục vọng niệm?

Thiện Quang

Quá trình kết tập kinh Phật của ngài A Nan và 500 vị A La Hán

Thiện Quang

Ý nghĩa của danh xưng Sa môn

Thiện Quang

Ngày nay chỉ có tu học pháp môn Tịnh độ mới có thể thành tựu

Thiện Quang

Leave a Comment