Chỉ cần có Tín Nguyện Hạnh là có thể được vãng sanh

Bất luận là bạn làm thiện hay ác, chỉ cần có Tín Nguyện Hạnh là có thể được vãng sanh, đều được bổn nguyện oai thần của đức Phật A Di Đà gia trì.

Chúng ta học đoạn kế tiếp: “Phục vân, kim dĩ nhất nhất xuất văn hiển chứng, dục sử kim thời thiện ác phàm phu đồng triêm cửu phẩm, sanh tín vô nghi, thừa Phật nguyện lực, tất đắc sanh dã.

Những điều này đều là của Thiện Đạo đại sư nói, y cứ vào kinh điển để chứng minh cho chúng ta thấy, mục đích là hy vọng những thiện ác phàm phu hiện nay. Bất luận là bạn làm thiện hay bạn làm ác cũng không sao, đều có thể đồng triêm cửu phẩm. Nói cách khác, chỉ cần có Tín Nguyện Hạnh là có thể được vãng sanh, đều được bổn nguyện oai thần của đức Phật A Di Đà gia trì.

Sinh tín vô nghi, nghĩa là điều quan trọng nhất là bạn phải sanh khởi tín tâm, dùng kinh điển để chứng minh không gì khác ngoài việc giúp bạn sanh khởi tín tâm, đoạn nghi sanh tín, điều này vô cùng quan trọng.

Thừa Phật nguyện lực, tất đắc sanh dã. Chúng ta nương vào sự gia trì nơi 48 nguyện của Phật A Di Đà. Bổn nguyện oai thần gia trì, bất luận là làm thiện hay làm ác đều có thể được vãng sanh. Chúng ta cần phải có niềm tin, do đó nhất định chúng ta phải sửa đổi những thái độ sai lầm, không được chê bai người ác, không được xem thường người làm ác, không được.

Người thật sự tu tập, người có công phu đắc lực, nhìn thấy người làm ác, sanh tâm lân mẫn, chứ không ghét bỏ, chứ không bài xích, không chỉ trích những sai lầm đó, phải sanh tâm đồng tình, sanh tâm lân mẫn.

Vì sao người đó làm ác? Vì họ vô tri, không ai dạy họ. Nhất định phải khẳng định rằng tánh người vốn là thiện. Lão tổ tông của Trung Quốc dạy rất hay : “ Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, đó là thiên tánh của họ, là tự tánh của họ. Sở dĩ biến thành bất thiện, đó là tập tánh, không có người dạy, nên học điều hư.

Nhất là xã hội ngày nay, không thật sự có một người tốt dạy họ, thì họ chẳng thể không học điều hư. Bên trong có tập khí phiền não, trong Bách Pháp cho chúng ta thấy: Thiện tâm sở của lục đạo phàm phu chỉ có 11 cái, ác tâm sở có 26 cái. Cũng có nghĩa là bản thân tập khí ác của bạn có nhiều hơn tập khí thiện, hơn nữa sức mạnh của tập khí ác rất mạnh, sức mạnh của tập khí thiện rất yếu ớt.

Những cám dỗ bên ngoài, ngày nay cám dỗ thiện hầu như là không có, cám dỗ ác thì nhiều vô số kể. Ở xã hội này có thể không làm ác được sao? Đó là việc không thể, ở trên xã hội này mà không làm ác, thì chỉ là những vị thị hiện thôi, chẳng phải những vị thị hiện thì không thể làm được đâu. Cho nên chúng ta nghĩ đến, Đức Phật dạy mấy câu trong kinh Vô Lượng Thọ: Từ bi đến cực điểm, điều này là đối với những người làm ác mà nói.

Chúng ta dùng tâm trạng gì để nhìn họ? Người trước vô tri, không ai dạy họ, cha mẹ họ không dạy họ, ông bà họ không dạy họ, ít nhất là ba đời không có ai dạy họ. Người trước bất thiện, vô tri, không biết đạo đức, người không nói được, không nên trách họ. Cả một xã hội ngày nay, ra nông nỗi này, chúng ta nghe Đức Phật dạy như thế, thì tâm bình khí hòa, suy nghĩ kỹ xem, không thể trách bất cứ người nào, cũng không thể trách Chánh phủ, không thể trách chế độ. Vì sao vậy? Vì nguyên nhân đã có từ lâu, truy ra ít nhất cũng có 100 năm rồi, trong 100 năm này, đã bỏ qua sự dạy dỗ của Thánh hiền.

Trong đây sự cám dỗ lớn nhất chính là khoa học, chúng ta tin tưởng khoa học, mà bỏ qua những điều Lão tổ tông dạy, bỏ qua những điều thánh hiền dạy, chỉ chú trọng vào khoa học mà thôi.

Ngày nay gặp phải những vấn đề này, phải làm sao đây? Trên thế gian này có người thông minh, chứ chẳng phải không có người thông minh, người thông minh quay đầu lại tìm Lão tổ tông. Chính xác đấy, đi tìm cổ thánh tiên hiền, đi tìm tôn giáo. Nhưng mà bạn nên biết rằng, tôn giáo cổ thánh tiên hiền, ở đây đã bị người ta làm loạn, cho nên mọi người nghi hoặc, không thể sanh khởi lòng tin thanh tịnh. Nguyên nhân vì sao vậy? Vì tập khí tạo thành những chướng ngại.

Đối với điều này chúng ta có đủ lòng tin, do học mà có, chúng ta tin thầy giáo, đây là nhân rất tốt, tin tưởng lời dạy bảo của thầy, nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Một phương hướng, một mục tiêu.

Tôi học Phật 59 năm bám lấy không bỏ. Không có ngày nào chẳng đọc kinh, không có ngày nào chẳng giảng kinh, ở giảng đường thì giảng kinh, không ở giảng đường, mà trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, gặp một người thì nói cho một người nghe, gặp hai người thì nói cho hai người nghe, chẳng có ngày nào ở không.

Một ngày giảng bao nhiêu giờ? Ít nhất là 8 tiếng đồng hồ, cho đến nay cũng như vậy. Người đến gặp tôi rất đông, tôi có không nói chuyện với ai chăng? Mở miệng là giảng kinh, đem những đạo lý của Phật Bồ tát và Thánh hiền, những điều tôi đã học, tôi nói những điều tâm đắc mình học được, cho mọi người cùng nghe, bây giờ người ta nói là chia sẻ với đại chúng, một ngày không dưới 8 tiếng đồng hồ.

Những chuyện ô nhiễm của thế gian cố gắng tránh, sự nhiễm ô trầm trọng nhất là ti vi, môi giới, báo, tạp chí…, đối với những thứ này, ít nhất có 45 năm tôi không tiếp xúc rồi, không xem rồi.

Tôi không có quyền kêu bạn đừng chiếu những tiết mục đó, tôi không có quyền lực đó, nhưng mà tôi có quyền không coi bạn chiếu. Vì sao vậy? Không bị nhiễm ô, những báo tạp chí tôi không xem, tôi xem kinh Phật, tôi xem sách thánh hiền, tập thành thói quen này. Ở trong đó có chất dinh dưỡng phong phú nhất, nuôi dưỡng pháp thân huệ mạng, đồng thời cũng nuôi dưỡng thân mạng của chúng ta.

Tâm bạn thanh tịnh, sanh tâm hoan hỷ, thì mỗi tế bào, mỗi phân tử, mỗi nguyên tử, điện tử trên cơ thể bạn, đều là mạnh khỏe, đều bình thường, thì làm sao bạn không vui được! Cho nên tiếp xúc với sự dạy dỗ của thánh hiền, chúng ta sẽ hiểu được mình phải sống thế nào, làm thế nào để hưởng thụ cuộc đời hạnh phúc mỹ mãn.

Đoạn văn dưới đây: Hựu ư, Hành Quyển Kệ tiền, khai thị Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh chi cơ viết, kỳ cơ giả, tắc nhất thiết thiện ác đại tiểu phàm ngu dã.

Tất cả những lời này đều do Thiện Đạo đại sư nói, Thiện Đạo đại sư viết ở Hành Quyển, cuốn sách này tôi chưa được xem, Hoàng Niệm Lão ở phía sau cuốn sách này, có trong mục lục dẫn dụng kinh luận, có cuốn Hành Quyển Kệ.

Thiện Đạo đại sư khai thị căn cơ của Đại Thừa Vô Lượng Thọ kinh, căn cơ như thế nào thì có thể khế hợp với bộ kinh này? Có thể nương theo bộ kinh này tu tập để đạt được quả vị thù thắng? Ngài nói căn cơ này tức là tất cả thiện ác, đại tiểu, đại thừa, tiểu thừa, phàm phu, ngu nhân, tất cả đều bao gồm trong đây. Cho nên bộ kinh này, trong kinh Pháp Diệt Tận, đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy, sau 9 ngàn năm nữa, tất cả kinh điển trong Phật pháp đều không còn, đều bị biến mất khỏi thế gian này, cuối cùng còn lại một bộ kinh, chính là bộ kinh này, chính là kinh Vô Lượng Thọ này. Vì sao vậy? vì nó có thể khế hợp tất cả căn cơ thiện và ác, tu thiện, tu ác đều có thể được vãng sanh, đại thừa tiểu thừa, phàm phu ngu nhân, chẳng có người nào là không khế cơ, đúng là “tam bối cửu phẩm tổng tại ngộ duyên bất đồng”, câu này nói hay quá.

Nhân duyên ngày nay chúng ta gặp được, thù thắng không gì sánh bằng, thật sự có thể nắm bắt cơ duyên này, không để nó đi qua, thì chắc chắn sanh về Thật Báo Trang Nghiêm Độ. Cổ nhân dạy, chúng ta phát tâm là cầu sanh về thượng thượng phẩm, không được thượng thượng phẩm, thì vẫn còn được trung thượng phẩm. Câu này nói rất có lý, mục tiêu nhất định phải ở thượng thượng phẩm.

Tuyệt đối không được nói rằng, tôi làm việc xấu cũng không sao, tôi chỉ cần được hạ hạ phẩm vãng sanh là đủ rồi, điều này không nắm chắc đâu, cần phải nên làm những việc nắm chắc, đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, đới nghiệp vãng sanh là mang theo nghiệp cũ chứ không phải là mang theo nghiệp mới đâu. Đó là những điều người xưa giảng nói rất rõ ràng minh bạch, trong đó có đạo lý rất thâm sâu, nhưng mà đạo lý này chúng ta có thể hiểu được, chúng ta có thể tiếp thu được. Như lý như pháp mà tu tập, thì không có điều gì chẳng thành tựu.

Trích đoạn trong:
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 37
Chủ giảng: Lão Hòa Thượng – Pháp Sư Tịnh Không

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phật Pháp không có Bản Quyền, mọi sự sao chép từ Pháp Vi Diệu đều được hoan nghênh!